Cất cánh và hạ cánh: 2 thời điểm nguy hiểm nhất trong 1 chuyến bay, bạn biết chưa?
Vào 2 thời điểm cất cánh và hạ cánh, phi công được yêu cầu không nói chuyện, không làm việc riêng. Họ phải toàn tâm toàn ý làm việc để đảm bảo an toàn vì đây là 2 thời điểm nguy hiểm nhất trong chuyến bay.
Vì sao cất cánh và hạ cánh là 2 thời điểm nguy nhiết nhất chuyến bay?
Nhiều người cho rằng, bay là cách di chuyểndi chuyển an toàn nhất. Tuy nhiên, vài năm gần đây, quan điểm này đã bị nhận nhận lại khá nhiều khi có không ít các sự cố máy bay xảy ra.
Cụ thể, ngày 29/1 ở sân bay Ronald Reagan Washington (Mỹ, máy bay của hãng American Airlines vài phút trước hạ cánh đã bị một chiếc trực thăng đang bay huấn luyện đâm phải. Đầu tháng 2, 104 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay của United Airlines từ Houston đến New York phải sơ tán khẩn cấp khi động cơ bị cháy trước khi cất cánh. Giữa tháng 2, một chiếc máy bay hạng nhẹ của Vince Neil (thủ lĩnh ban nhạc Mötley Crüe) đã chệch khỏi đường băng khi hạ cánh và đâm vào chiếc Gulfstream trên đường băng tại bang Arizona khiến phi công thiệt mạng.
Theo các phi công và chuyên gia hàng không, thời điểm nguy hiểm trên máy bay thường chủ yếu xảy ra lúc cất và hạ cánh. Thậm chí nhiều người cho rằng, lúc hạ cánh còn nguy hiểm hơn.
Theo số liệu được Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế ghi nhận trong năm 2024, trong số 1.468 vụ tai nạn, 770 vụ xảy ra lúc hạ cánh và 124 vụ diễn ra khi cất cánh.
Nhà phân tích giao thông Mary Schiavo nói, tỷ lệ tai nạn cao hơn trong hai giai đoạn này là do có nhiều nguy hiểm tiềm tàng và các thao tác cần thiết để cất - hạ cánh. Phi công có nhiều vấn đề phải lo nghĩ và căng thẳng, đến từ tình hình đường băng tại sân bay, kiểm soát không lưu và máy bay.
Schiavo cho rằng hạ cánh nguy hiểm hơn cất cánh vì "hạ cánh ít lựa chọn hơn". Bà cũng khẳng định, đây là thời điểm "thực sự quan trọng, đặc biệt khi máy bay đang ở giữa không trung và va chạm".
Cất cánh và hạ cánh không hề dễ. Các phi công được đào tạo bài bản để phản ứng nếu sự cố xảy ra trong những thời điểm quan trọng này.
Dennis Tajer - phát ngôn viên của Hiệp hội phi công, tổ chức đại diện cho các phi công của hãng American Airlines cho biết, thời gian cất cánh và hạ cánh quan trọng đến nỗi FAA (Cục hàng không Mỹ) không cho phép nói chuyện hoặc làm việc không cần thiết dưới độ cao 3.000 m. Quy tắc này có tên "buồng lái vô trùng" được FAA ban hành năm 1981 nhằm yêu cầu phi công tập trung vào việc cất cánh và hạ cánh - 2 thời điểm quan trọng của chuyến bay. Đây cũng là lúc phi công phải thực hiện nhiều việc cùng lúc và sẽ có sự cố nếu làm sai điều này.
Khi máy bay cất cánh và hạ cánh, hành khách phải làm gì?
Các hãng hàng không có những bộ quy định chung yêu cầu hành khách cần phải thực hiện khi máy bay cất cánh và hạ cánh. Cụ thể, hành khách phải hạ ánh sáng xuống mức thấp nhất khi máy bay cất cánh và hạ cánh, mở rèm cửa sổ khi máy hạ cánh bất kể ngày hay đêm.
Việc giảm ánh sáng trong khoang máy bay vào 2 thời điểm cất cánh và hạ cánh là một biện pháp an toàn rất quan trọng. Quy định này nhằm hạn chế các trường hợp xấu có thể xảy ra.
Theo chia sẻ của tiếp viên hàng không, đèn trong cabin của hầu hết các hãng hàng không thường sẽ được chỉnh sáng xuống mức thấp nhất. Thay đổi này được thực hiện trong khoảng 3 phút đầu khi máy bay cất cánh và 8 phút cuối khi máy bay hạ cánh, bởi có tới 80% các vụ tai nạn máy bay xảy ra vào đúng 2 thời điểm này. Do đó, hành khách sẽ thích ứng với môi trường ít ánh sáng nếu rơi vào trường hợp cần sơ tán.
Theo Simple Flying, mắt của một người bình thường phải mất khoảng 10 - 30 phút để hoàn toàn thích nghi với bóng tối. Vì thế, việc giảm ánh sáng giúp mắt của hành khách và các thành viên phi hành đoàn có thêm thời gian để thích nghi với bóng tối, khiến họ dễ dàng nhìn thấy đèn dưới sàn dẫn đến lối thoát hiểm trong các trường hợp phải sơ tán khẩn cấp.
Nếu trên máy bay không tắt đèn, hành khách chưa kịp quen với bóng tối, khi xảy ra sự cố, các đèn trên máy bay đột ngột tắt, hành khách sẽ rơi vào hoảng loạn, thậm chí có trường hợp còn mù tạm thời do mắt không kịp điều tiết.
Dù trên chuyến bay ban ngày, việc tắt đèn và mở cửa sổ sẽ giúp mắt hành khách quen với ánh sáng ở môi trường bên ngoài. Nếu sự cố xảy ra, hành khách sẽ không quá bất ngờ khi ánh sáng thay đổi đột ngột.
Đây là chi tiết tưởng bình thường nhưng vô cùng quan trọng trong trường hợp khẩn cấp, khi phi hành đoàn và hành khách cần sơ tán khỏi chuyến bay.
An toàn hàng không luôn là chủ đề nóng rất được quan tâm. Vì thế, hành khách nên tuân thủ hướng dẫn của tiếp viên hàng không và nhạy bén nắm bắt tình hình kịp thời để tự đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.
Xem thêm: Vì sao Vietnam Airlines và Vietjet Air cấm sử dụng sạc dự phòng trên máy bay?
Tin liên quan
Không hùng vĩ như Fansipan, chẳng nguy hiểm như leo núi Bà Đen nhưng Lảo Thẩn lại nổi tiếng là điểm săn mây đẹp nhất nhì vùng núi Tây Bắc.
Không biết ở đâu có ai chung thắc mắc với mình: "Đi máy bay, ghế nào an toàn nhất?".
Sau 4 năm chờ đợi, Bảo tàng Đà Nẵng với vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng chính thức mở cửa đón khách từ ngày 1/4/2025 và miễn phí vé tham quan đến hết năm 2025.
Bất chấp cái lạnh ở hồ Baikal, khách du lịch Việt quyết tâm để tà áo dài Việt nổi bật trong khung cảnh mùa đông nước Nga.