Chiêm bái những ngôi đền cổ giữa tâm điểm tranh chấp Campuchia - Thái Lan
Những ngôi đền đá hàng nghìn năm tuổi mang vẻ đẹp tráng lệ và bí ẩn lại đang trở thành tâm điểm của các cuộc tranh chấp kéo dài giữa Campuchia - Thái Lan. Điều này khiến cho việc tham quan chiêm bái trở nên đầy rủi ro và phức tạp.
Mục lục
Khu vực biên giới giữa Campuchia và Thái Lan không chỉ là đường phân chia lãnh thổ mà còn là nơi lưu giữ những di sản kiến trúc vĩ đại của nền văn minh Khmer cổ đại. Cụm đền cổ Ta Muen và đền Preah Vihear nằm trên dãy Dangrek từng là điểm đến tham quan được du khách quốc tế yêu thích, nhưng giờ mọi chuyện trở nên khó khăn khi tranh chấp đã chuyển hóa thành xung đột vũ trang có thể gây nguy hiểm cho du khách.
Những ngôi đền gắn liền với lịch sử xung đột Campuchia - Thái Lan
Đền Preah Vihear (Prasat Phra Viharn)
Đây là ngôi đền Hindu thế kỷ 11 nằm trên dãy Dangrek ở độ cao 525 mét, chiều dài 800 mét theo trục bắc - nam, phần đền thượng cao hơn đền hạ 120 mét. Vị trí đỉnh đền là một vách đá dựng đừng, từ đây có thể nhìn bao quát toàn bộ đồng bằng Campuchia. Dù bị hư hại khoảng 40% do thời gian nhưng bức điêu khắc sa thạch còn lại vẫn thể hiện rõ trình độ chế tác tinh xảo của người Khmer cổ.
Nhờ giá trị lịch sử và kiến trúc, đền Preah Vihear được mệnh danh là "vua của những ngôi đền trên núi" và từng được chuyên trang du lịch Lonely Planet xếp vào danh sách "10 điểm đến không thể bỏ qua khi tới Campuchia". Mỗi năm, đền đón hàng trăm nghìn lượt khách tham quan.

Nhưng ngôi đền này cũng trở thành nguyên nhân chính dẫn đến nhiều cuộc xung đột giữa Campuchia và THái Lan. Campuchia tuyên bố chủ quyền và được Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) công nhận vào năm 1962, nhưng Thái Lan vẫn tranh chấp phần đất xung quanh ngôi đền.
Để đến ngôi đền, lối đi vào thuận tiện nhất lại nằm ở Vườn quốc gia Khao Phra Viharn của Thái Lan. Du khách thường tiếp cận đền từ phía Thái Lan nhờ địa hình bằng phẳng. Còn đường đi từ Campuchia hiểm trở và khó khăn hơn.
Sau năm 1998, Campuchia giành quyền kiểm soát khu vực từ quan Khmer Đỏ, hai nước từng phối hợp phát triển du lịch. Theo đó, du khách từ Thái Lan có thể vào đền không cần visa, chỉ cần mua vé phía Campuchia, còn Thái Lan thu phí vào cửa vườn quốc gia.
Đến năm 2008 khi UNESCO công nhận đền là di sản thế giới thì tranh chấp chủ quyền leo thang thành xung đột vũ trang khiến nhiều người thương vong. Năm 2013, CIJ tiếp tục đưa ra phán quyết khẳng định đền thuộc chủ quyền của Campuchia. Nhưng phía Thái Lan không chấp nhận và đề xuất đàm phán song phương.
Quần thể đền Ta Muen Thom, Ta Krabey và Ta Muen Toch
Quần thể đền Ta Muen Thom, Ta Krabey và Ta Muen Toch nằm ở khu vực đèo Chong Sangam. Trong đó, Ta Muen Thom là ngôi đền có quy mô lớn nhất. Ngày 24/7, xung đột vũ trang nổ ra tại đây sau khi phát ngôn viên quân đội Campuchia Maly Socheata cáo buộc binh sĩ Thái Lan vi phạm thỏa thuận khi tiến vào khu vực đền và rào dây thép gai xung quanh, ngăn cản du khách tiếp cận.
Đền Ta Muen Thom
Đền Prasat Ta Muen Thom (hay đền Ta Muen Thom theo tiếng Thái) được xây dựng dưới thời vua Udayadityavarman II (trị vì năm 1050 -1066), dành riêng để thờ thần Shiva. Ngôi đền nằm sâu trong núi rừng cảu tỉnh Surin (Thái Lan). Công trình là một phần của tuyến đền cổ nối liền Angkor (Campuchia) với Phimai (Thái Lan).

Ngôi đền được xây dựng bằng đá ong và sa thạch, bố trí theo hình chữ nhật hướng về phía Nam - điểm hiếm thấy trong kiến trúc Khmer vốn ưa chuộng hướng đông. Trong khuôn viên có tượng thần bò Nandi và khối đã tự nhiên tượng trưng cho linga biểu trưng sinh lực sáng tạo của Shiva. Nước thiêng từng được dẫn từ linga ra ngoài phụ vụ nghi lễ.
Hiện Campuchia tuyên bố chủ quyền dựa trên biên giới thời Đế quốc Khmer, trong khi Thái Lan khẳng định đền nằm trong lãnh thổ nước này.
Đền Ta Muen Toch
Ngôi đền này nằm cách đền Ta gần 300m, là điểm dừng chân thứ hai trong cụm ba ngôi đền Khmer cổ nằm sát biên giới Campuchia - Thái Lan. So với đền chính, ngôi đền này có quy mô nhỏ hơn, được xây dựng bằng đá sa thạch với kiến trúc khá đơn giản. Đền quay mặt về hướng Nam - một đặc điểm thường thấy ở các công trình tôn giáo Khmer cổ, nhằm kết nối biểu tượng tâm linh với vùng đất Angkor thiêng liêng.

Ngôi đền được bao phủ bởi những mảng tường đá phủ rêu và không gian tĩnh lặng gợi cảm giác như lạc vào một thế giới từng bị quên lãng. Du khách ghé thăm thường dừng chân chiêm ngưỡng kiến trúc chạm khắc tinh tế trên đá trước khi tiếp tục di chuyển đến đền Ta Muen Thom.
Đền Ta Kwai
Đền Ta Kwai nằm cách cụm đền Ta Muen Toch khoảng 10km về phía Đông Nam. Ngôi đền này nằm sát đường biên giới Thái Lan - Campuchia. Không còn nguyên vẹn như ngôi đền lớn, đền chỉ còn vài bức tường đá và nền móng.
Song chính sự hoang sơ này đã khiến du khách yêu thích khám phá tìm đến nhiều. Đền từng là một phần trong hệ thống các công trình tôn giáo dọc tuyến đường hành hương nối Angkor với vùng đông bắc Thái Lan. Vì nằm trong khu vực quân sự, hành trình đến Ta Kaeo không dễ dàng, nhưng chính điều đó lại tăng thêm phần hấp dẫn cho những ai yêu thích trải nghiệm khác biệt.

Tờ The Nation mô tả cụm đền Ta Muen như một "vùng đất bị thời gian lãng quên", ẩn mình giữa núi rừng hoang sơ, nơi du khách không chỉ tham quan di tích mà còn có cơ hội kết nối với chiều sâu văn hóa bản địa. Theo số liệu tháng 6/2025, mỗi ngày có khoảng 7.000 lượt khách từ cả hai phía Thái Lan và Campuchia đến tham quan cụm đền Ta Muen Thom và Ta Kwai gần đó.
Cảnh Báo Nguy Hiểm Đối Với Du Khách
Mặc dù vẻ đẹp của những ngôi đền này là không thể phủ nhận, nhưng việc đến tham quan trong thời điểm này lại cực kỳ nguy hiểm.
- Nguy cơ xung đột vũ trang: Khu vực này là điểm nóng, đã từng xảy ra nhiều cuộc đấu súng giữa quân đội hai nước, gây ra thương vong. Du khách có thể dễ dàng bị kẹt giữa làn đạn.
- Bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại: Đây là hậu quả của nhiều năm chiến tranh và xung đột. Các khu vực xung quanh đền có thể còn tồn tại bom mìn hoặc vật liệu nổ chưa được rà phá, gây nguy hiểm chết người.
- Kiểm soát an ninh chặt chẽ: Khu vực biên giới được giám sát bởi quân đội, việc di chuyển và tham quan bị hạn chế nghiêm ngặt, có thể dẫn đến rắc rối pháp lý nếu bạn không tuân thủ.

Lời Khuyên Cho Du Khách
Thay vì mạo hiểm đến các khu vực tranh chấp, bạn vẫn có thể khám phá sự vĩ đại của văn hóa Khmer ở những nơi an toàn hơn:
- Tại Campuchia: Tham quan quần thể đền Angkor Wat, Angkor Thom, Ta Prohm tại Siem Reap.
- Tại Thái Lan: Ghé thăm các công viên lịch sử Phanom Rung, Phimai và Ayutthaya để chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc Khmer cổ kính được bảo tồn tuyệt vời.
Những ngôi đền cổ ở biên giới Campuchia - Thái Lan là một phần di sản quý giá, nhưng an toàn của bạn là trên hết. Hãy chọn những điểm đến an toàn để thưởng thức trọn vẹn vẻ đẹp của văn hóa cổ đại.
Xem thêm: Tìm về làng gốm cổ nhất Đông Nam Á: Nơi thời gian ngưng đọng, nơi đất sét hóa linh hồn
Tin liên quan
Nếu bạn là tín đồ của sắc tím mộng mơ thì hành trình đến Mũi Dinh (Khánh Hoà) mùa này chắc chắn là trải nghiệm đáng nhớ. Giữa khung cảnh nắng gió, những cây bằng lăng nở rộ, khoe sắc tím biếc, tạo nên một "background" check-in "độc nhất vô nhị".
Sau sáp nhập, TP Hồ Chí Minh sở hữu nhiều bãi biển với vẻ đẹp hoang sơ và được truyền thông quốc tế ca ngợi hết lời: Bãi Đầm Trầu, Bãi Nhát...
Cung đường biển Mũi Dinh, một bên là biển xanh ôm trọn chân trời, một bên là núi đá hùng vĩ – khung cảnh như tranh vẽ khiến ai đi ngang cũng phải chậm lại để ngắm nhìn.