Khám phá miếu Hòn Bà - "tọa độ" thiêng thờ Thủy Long Thần Nữ

Miếu Hòn Bà là "tọa độ" thiêng được xây dựng vào năm 1781 bởi ngư dân làng Thắng Tam. Đây là nơi thờ Thủy Long Thần Nữ - vị thần biển cả được mang đức tin phù hộ cho ngư dân ra khơi bình an, mưa thuận gió hòa. 

Mai Anh Nguyễn Theo dõi

Bài viết này thuộc series Du lịch Tâm Linh

Du lịch Tâm Linh

Xem thêm

Miếu Hòn Bà - "tọa độ" thiêng thoắt ẩn thoắt hiện giữa biển khơi

Miếu Hòn Bà (Vũng Tàu) tọa lạc trên đảo đá nhỏ, cách bờ biển khoảng 200m. Vào những ngày nước rút (đặc biệt là 14 - 15 âm lịch hàng tháng), một con đường đá ngầm hiện ra, cho phép du khách đi bộ ra đảo. Lúc thủy triều lên, hòn đảo trở thành một "ốc đảo" cô lập giữa biển. Sự xuất hiện – biến mất của con đường khiến nhiều người tin rằng miếu được thần linh "che chở", không phải ai cũng có duyên đến được.

mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-7
Miếu Hòn Bà nằm trên đảo đá nhỏ ở Vũng Tàu

Để di chuyển đến miếu Hòn Bà, người dân và du khách có 2 cách: đi thuyền và đi bộ. Vào những ngày nước dâng cao, người dân địa phương sẽ đưa du khách ra miếu bằng thuyền với chi phí khoảng 500.000 đồng/chuyến từ 10 - 20 người. 

Vào những ngày nhất định trong tháng, con đường đi bộ ra miếu sẽ xuất hiện. Thường thì nó xuất hiện vào ngày 14, 15 âm lịch hàng tháng và chỉ xuất hiện trong hai giờ đồng hồ. Để ra miếu, bạn phải đi bộ từ chỗ gửi xe qua một đoạn cát dài rồi mới bắt đầu vượt qua con đường này. Tổng thời gian mất khoảng 30 phút để đến được với đảo Hòn Bà.

Vẻ đẹp huyền bí ẩn sau kiến trúc cổ

Kiến trúc miếu Hòn Bà Vũng Tàu mang đậm dấu ấn tín ngưỡng dân gian miền biển, kết hợp giữa phong cách truyền thống Việt Nam và sự hòa hợp với yếu tố thiên nhiên đặc biệt của hòn đảo nhỏ giữa biển khơi. Dưới đây là những đặc điểm nổi bật:

Miếu nằm trên ghềnh đá nhô cao, bốn bề sóng vỗ, cách mờ khoảng 200 mét. Chỉ có thể tiếp cận nơi đây vào ngày thủy triều rút - tạo nên con đường đá tự nhiên dẫn đến miếu. Vị trí này không không chỉ linh thiêng mà còn tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, độc nhất vô nị cho kiến trúc miếu.

mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-5
Cổng vào được xây dựng khá đơn giản nhưng vững chãi

Theo tìm hiểu, miếu có quy mô nhỏ, một gian chính vuông vắn, lợp mái ngói đỏ. Mái hai tầng, uốn cong hình mũi thuyền - biểu tượng thường gặp trong kiến trúc đình, miếu cổ ở miền Nam. Đỉnh mái trang trí lưỡng long chầu nguyệt (hai con rồng chầu mặt trăng), biểu tượng linh thiêng của văn hóa phương Đông.

Cổng miếu được xây dựng đơn giản nhưng vững chãi, có khắc chữ Hán Nôm cổ. Tường và nền được xây dựng bằng gạch, đá tự nhiên, phù hợp với khí hậu biển, bền bỉ trước sóng gió. Bên trong miếu được trang trí các hoa văn, linh vật truyền thống như long - ly - quy - phụng cùng nhiều bức hoành phi, câu đối gỗ sơn son thếp vàng thể hiện sự tôn nghiêm. 

mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-4
Một góc miếu Hòn Bà

Phía bên trong chính điện đặt bàn thờ Thủy Long Thần Nữ - vị thần cai quản biển cả. Bên cạnh là các tượng Ngũ Hành Nương Nương, tượng Quan Âm, tượng Ông Tà – thể hiện sự tổng hòa giữa các tín ngưỡng dân gian. Các bát hương cổ, chân đèn, mâm đồng... đều được gìn giữ cẩn thận, tạo cảm giác trang nghiêm, thanh tịnh.

mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-3
Hoa văn được trang trí trên tường miếu Hòn Bà

Do nằm giữa biển, kiến trúc miếu được thiết kế tối giản và chắc chắn để chịu được gió mạnh, hơi muối và thủy triều. Từ miếu nhìn ra bốn hướng là biển cả bao la – tạo cảm giác vừa huyền bí vừa thiêng liêng, khiến nhiều người tin rằng đây là nơi giao thoa giữa trời – đất – biển.

Miếu Hòn Bà tuy nhỏ, nhưng là một công trình kiến trúc độc đáo cả về vị trí, tâm linh và thẩm mỹ. Nó phản ánh rõ nét tín ngưỡng dân gian vùng biển Nam Bộ, đồng thời trở thành biểu tượng văn hóa – tâm linh gắn bó sâu sắc với ngư dân Vũng Tàu suốt hàng trăm năm.

Sự tích miếu Hòn Bà - nơi thờ tự Thủy Long Thần Nữ

Theo truyền thuyết, Thủy Long Thần Nữ (còn gọi là Mẫu Thoải) là một nữ thần cai quản thủy giới, có quyền năng điều khiển sóng gió, bảo vệ người đi biển, ban cho mưa thuận gió hòa và sự sinh sôi của tôm cá. Nữ thần được mô tả là hiền từ, dáng vẻ trang nghiêm, thường cưỡi rồng cưỡi mây bay lượn trên đại dương, ban phước cho những ngư dân lương thiện, cứu giúp những người gặp nạn giữa biển khơi.

Có một câu chuyện được truyền tai ở Vũng Tàu như sau: Cách đây hơn 200 năm, trong một cơn bão dữ, một đoàn thuyền đánh cá của làng Thắng Tam (nay thuộc TP. Vũng Tàu) bị cuốn ra xa bờ. Giữa lúc tuyệt vọng, một luồng sáng trắng hiện lên giữa biển, soi rõ con đường đá dẫn họ vào một đảo đá nhỏ – nơi họ trú ẩn qua đêm và sống sót thần kỳ. Khi trở về, họ lập một ngôi miếu nhỏ trên đảo để tạ ơn nữ thần Thủy Long, người mà họ tin đã hóa thân dẫn đường và che chở họ trong bão tố.

mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-2
Với ngư dân địa phương, miếu Hòn Bà là nơi rất linh thiêng

Miếu Bà được người dân địa phương nhiều lần quyên góp tiền bạc để trùng tu và thờ phụng. Tuy nhiên, vào năm 1939, một sĩ quan Pháp tên Archinard ra lệnh phá hủy miếu Hòn Bà vì cho rằng đây là nơi mê tín dị đoan. Ông cho pháo binh bắn ba phát đại bác vào đảo – chỉ một viên trúng miếu nhưng gây hư hại nhẹ.

Ít ngày sau, Archinard tử vong bí ẩn vì súng cướp cò ngay tại khu vực miếu. Người dân tin rằng đây là sự trừng phạt của thần linh, từ đó không ai dám xâm phạm miếu nữa.

Linh thiêng tín ngưỡng thờ Thủy Long Thần Nữ ở miếu Hòn Bà

Tín ngưỡng thờ Thủy Long Thần Nữ ở miếu Hòn Bà là nét văn hóa tâm linh đặc trưng của cư dân ven biển miền Nam, phản ánh sâu sắc mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, đặc biệt là biển cả. Việc thờ cúng không chỉ mang tính tôn giáo mà còn chứa đựng nhiều lớp ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và bản sắc cộng đồng.

Trong dân gian, Thủy Long Thần Nữ là một vị thần nữ tối cao cai quản vùng nước mặn – biển cả – tượng trưng cho sức mạnh của thủy giới. Để thể hiện sự biết ơn đến Thủy Long Thần Nữ, hằng năm người dân sẽ tổ chức lễ cũng: Rằm tháng Giêng (lễ lớn nhất); Tháng 4, 7 và 10 âm lịch (cúng tế theo mùa biển).

mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-6

Lễ vật: Hoa quả, nhang đèn, bánh trái, mâm cơm chay hoặc mặn – không cầu kỳ nhưng thành tâm.

Nghi thức cúng gồm:

  • Khấn vái xin bình an, mưa thuận gió hòa.
  • Cầu mùa cá, tránh nạn, tránh bão.
  • Một số người xin “căn số”, "ra lộc" trước khi khởi hành chuyến biển lớn.

Tín ngưỡng thờ Thủy Long Thần Nữ gắn liền với đời sống người dân vùng biển:

  • Trước mỗi chuyến ra khơi, nhiều ngư dân Vũng Tàu vẫn ghé miếu thắp hương để “xin vía” bình an.
  • Tín ngưỡng này tạo nên sợi dây đoàn kết cộng đồng, là nơi hội tụ tâm linh cho cư dân ven biển.
  • Miếu không chỉ là nơi cầu xin, mà còn là nơi để gìn giữ văn hóa, nơi tổ chức các lễ hội truyền thống, giáo dục con cháu về lòng biết ơn và sự khiêm nhường trước thiên nhiên.

Gợi ý một vài điểm tham quan du lịch gần miếu Hòn Bà

Bên cạnh việc chiêm bái miếu Hòn Bà, du khách khi đến Vũng cũng có thể kết hợp tham quan du lịch ở một số địa điểm được gợi ý dưới đây với lịch trình đi bộ hoặc đi xe máy:

Bãi Sau Vũng Tàu (Bãi Thùy Vân)

  • Cách miếu Hòn Bà: Chỉ khoảng 300–500m (có thể đi bộ).
  • Điểm nổi bật: Bãi tắm đẹp, cát mịn, sóng vừa phải, thích hợp tắm biển và dạo chơi.
  • Hoạt động gợi ý: Chụp ảnh bình minh/sunset, thưởng thức hải sản ven bờ, chơi thể thao biển.
mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-1
Bãi Sau

Mũi Nghinh Phong

  • Cách miếu Hòn Bà: ~700m – đi bộ 10 phút.
  • Điểm đặc biệt: Là mũi đất vươn dài ra biển nhất ở Vũng Tàu – nơi có cổng trời sống ảo nổi tiếng.
  • Trải nghiệm: Gió biển mạnh, ngắm toàn cảnh Bãi Sau và núi Nhỏ từ trên cao.

Tượng Chúa Kitô Vua (Núi Nhỏ)

  • Cách miếu Hòn Bà: Khoảng 1km – đi bộ ~20 phút hoặc xe máy.
  • Đặc điểm: Tượng cao 32m, nằm trên đỉnh Núi Nhỏ – là biểu tượng của TP. Vũng Tàu.
  • Hoạt động: Leo 800 bậc thang để lên tượng, ngắm cảnh từ tay Chúa – view toàn thành phố và biển rất đẹp.
mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-00
Tượng chúa Kitô Vua

Hải đăng Vũng Tàu

  • Cách miếu Hòn Bà: ~2,5km – di chuyển bằng xe máy (~10 phút).
  • Điểm đặc biệt: Ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam (xây từ 1862), trên đỉnh Núi Nhỏ.
  • Trải nghiệm: View 360 độ nhìn toàn cảnh TP. Vũng Tàu, check-in với kiến trúc Pháp cổ.

Một số lưu ý khi đi bộ ra chiêm bái miếu Hòn Bà

Khi đi bộ ra miếu Hòn Bà Vũng Tàu, bạn cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn và trải nghiệm trọn vẹn:

- Canh đúng thời điểm thủy triều rút: Thời điểm lý tưởng nhất là khoảng 14, 15, 30 (âm lịch) – lúc nước rút sâu, có thể đi bộ an toàn.

mieu-hon-ba-o-dau-va-mieu-hon-ba-tho-ai-009

- Cẩn thận đi trên đường đá: Đường ra miếu là ghềnh đá tự nhiên, có thể trơn trượt, sắc nhọn hoặc phủ rong rêu; nên mang giày, dép chóng trượt, không nên đi chân trần vì dễ đứt chân do đá sắc hoặc hàu bám.

- Theo dõi thời gian để tránh bị mắc kẹt: Chỉ khoảng 1–1,5 tiếng đồng hồ để đi ra và quay về trước khi nước dâng.

- Chuẩn bị chống nắng và mang theo nước uống: Đường đi không bóng bóng râm nên cần bôi kem chống nắng và mang theo nước nếu đi vào trưa nắng gắt.

- Tôn trọn không gian linh thiêng: Ăn mặc kín đáo, nói năng lịch sự, giữ gìn vệ sinh. 

- Nên đi theo nhóm hoặc có người địa phương đi cùng: Tránh đi một mình nếu không quen địa hình; Có người địa phương dẫn sẽ giúp bạn canh giờ nước lên và đi lối an toàn nhất.

Xem thêm: 24 giờ chiêm bái chùa Ta Kúch Chắs - Viên ngọc tâm linh giữa lòng Sóc Trăng

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Phật Đản là dịp lễ quan trọng bậc nhất của Phật giáo được tổ chức để tưởng nhớ ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra. Trong tuần lễ Phật Đản, nếu sắp xếp được thời gian, bạn nên ghé qua 6 ngôi chùa thanh tịnh linh thiêng dưới đây nhé.

Top 6 ngôi chùa thanh tịnh linh thiêng ở Việt Nam nên ghé thăm trong tuần lễ Phật đản 2025
0 Bình luận

Bảo Sái Cổ Tự là ngôi chùa linh thiêng hội tụ linh khí trời đất nằm giữa vùng quê thanh bình của tỉnh Phú Thọ. Đây cũng là nơi tu hành của vị đệ tử thân cận nhất của Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa 700 tuổi được công nhận là 'Việt Nam linh thiêng cổ tự'
0 Bình luận

Chùa Hà Hà Nội là địa điểm cầu duyên không còn xa lạ đối với người dân thủ đô. Không chỉ quen thuộc với những bạn trẻ tới dâng hương, xin quẻ cầu may, Chùa Hà còn là ngôi chùa cổ gắn với nhiều huyền tích, thu hút phật tử và du khách ghé thăm.

Chùa Hà – Ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội
0 Bình luận


Bài mới

Tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh” của Hải Phòng có gì hấp dẫn?

Tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh” của Hải Phòng là sự kết hợp giữa tâm linh, nghệ thuật truyền thống và công nghệ trình chiếu hiện đại.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 17 giờ trước
Vì sao Trà Cổ được nhận xét là bãi biển đẹp nhất Quảng Ninh?

Bãi biển Trà Cổ không được truyền thông nhiều bằng Hạ Long hay Cô Tô, thế nhưng trong mắt du khách mê xê dịch, đây là lại là bãi biển đẹp nhất Quảng Ninh. Vì sao vậy?

Quynh Anh
Quynh Anh 2 ngày trước
Hòn Chong Mỹ Tân: Chạm vào sự hoang hoái khi  thủy triều rút

Có những nơi không phải muốn đến là đến được. Hòn Chong Mỹ Tân là một nơi như thế. Chỉ khi thủy triều rút (mùng 1 và rằm) con đường đá mới lộ ra, dẫn bạn ra  tận mũi đã giữ biển khơi. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Mê mẩn 'biển Ngọc Bích' giữa lòng Hà Tĩnh

Đẹp không kém cạnh gì Phú Yên, bãi biển Cẩm Lĩnh trong xanh được ví như "Ngọc Bích" giữa lòng Hà Tĩnh. Nơi đây thực sự là điểm "chữa lành" lý tưởng cho những tâm hồn đang xước...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Chiêm bái chùa Bổ Đà – Tĩnh tại giữa hồn xưa Bắc Bộ

Không lộng lẫy kiêu sa, không đông đúc huyên náo, chùa  Bổ Đà mang vẻ đẹp thuần Việt, mộc mạc và thâm trầm khiến ai đến cũng cảm thấy lòng mình dịu lại...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Biến đảo hoang giữa lòng hồ Núi Cốc thành vườn hoa chữa lành hút khách

Cặp vợ chồng quê Thanh Hóa không thể ngờ rằng, quyết định mua hòn đảo nhỏ giữa lòng hồ Núi Cốc lại mở ra một hành trình rất đặc biệt...

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Ra Bích Đầm 'quất' ngay bộ ảnh cưới đẹp như poster phim

Nếu lụy "Hometown Cha Cha Cha" và "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" quá thì về sau phải ra Bích Đầm quất bộ ảnh cưới như poster phim này nhé!

Cận cảnh ngôi làng xinh đẹp ở Thụy Sĩ tặng 24.000 USD cho khách chuyển đến ở lâu dài

Albinen - ngôi làng xinh đẹp của đất nước Thụy Sĩ sẵn sàng chi 24.000 USD để mời du khách là những người trưởng thành đến sinh sống lâu dài. Nếu họ đưa theo trẻ em sẽ được tặng thêm 10.000 USD.

Tân Thành - Bãi biển chữa lành nơi xứ Huế mộng mơ

Không nổi tiếng và đông đúc như biển Thuận An hay Vinh Thanh, bãi biển Tân Thành mang vẻ đẹp của sự hoang sơ. Đây là nơi chữa lành lý tưởng ở Huế.

Mãn nhãn với bộ ảnh mùa vải chín đỏ ở Thái Bình

Ngắm bộ ảnh mùa vải chín đỏ ở Thái Bình của Nguyễn Trọng Cung mà cứ ngỡ như đang lạc đất vải Bắc Giang, Hải Dương.

Mùa sen Ninh Bình - Khi non nước khoác áo thơm hương

Khi những cơn nắng hạ bắt đầu trải dài trên sườn núi đá vôi và các con đò lại nhẹ nhàng lướt qua dòng sông Ngô Đồng, đó cũng là lúc mùa sen ở Ninh Bình bắt đầu bung nở – báo hiệu một mùa du lịch dịu dàng, mộc mạc mà không kém phần thơ mộng.

Đảo Mắt Rồng - viên ngọc ẩn giữa vịnh Hạ Long

Ẩn mình giữa lòng Vịnh Hạ Long, đảo Mắt Rồng là điểm đến còn hoang sơ, tĩnh lặng hiếm có. Với bãi cát trắng hình vòng cung ôm lấy hồ nước xanh như ngọc, đảo được ví như "viên ngọc ẩn" của vùng di sản, nơi mang đến trải nghiệm độc đáo...

Thác Bản Giốc mùa nước đổ - 'giao diện' này đẹp đến ngỡ ngàng!

Sau những cơn mưa đầu mùa, cả vùng Đông Bắc như hồi sinh với sắc xanh ngập tràn và thanh âm trong veo của núi rừng. Đó cũng là lúc thác Bản Giốc bước vào mùa nước đổ...

Vì sao Hà Giang được báo Anh ví như 'tiểu Thụy Sĩ'?

Tạp chí Time Out (Anh) vừa vinh danh 44 điểm đến đẹp nhất hành tinh. Trong đó, Hà Giang xếp vị trí số 10 và được ví như "tiểu Thụy Sĩ".

Chuyện ít biết về đường băng thương mại ngắn và đáng sợ nhất thế giới: Nằm giữa đại dương, chỉ dành cho phi công tinh nhuệ

Sân bay Juancho E. Yrausquin sở hữu đường băng thương mại ngắn nhất thế giới. Chỉ những phi công được đào tạo đặc biệt và có giấy phép riêng mới được phép cất, hạ cánh ở đây. 

Lạ lùng: Du khách thi nhau đổ về 'thành phố của người chết' để trải nghiệm nỗi sợ

Khu mộ cổ nằm trong thung lũng sông Gizeldon được mệnh danh là "thành phố của người chết". Vậy vì sao du khách lại thi nhau kéo đến đây tham quan?

Đề xuất