Đồng muối Sa Huỳnh - điểm đến tiếp theo của "Gia đình Haha" có gì thú vị?
Đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) không chỉ là nơi làm ra muối - thứ gia vị đời thường mà còn là tựa như một bản giao hưởng lặng lẽ giữa trời và đất, giữa con người và biển cả.
Mục lục
- Đồng muối Sa Huỳnh ở đâu Quảng Ngãi?
- Lịch sử thăng trầm từ "làng muối đắng" đến thương hiệu "Muối Sa Huỳnh"
- Đồng muối Sa Huỵnh - bản giao hưởng lặng lẽ giữa trời và đất, giữa con người và biển cả
- Gợi ý vài trải nghiệm thú vị khi du lịch đồng muối Sa Huỳnh
- Gợi ý lịch trình 1 ngày khám phá đồng muối Sa Huỳnh
- Một số lưu ý khi đi du lịch đồng muối Sa Huỳnh
“Muối Sa Huỳnh ba năm còn mặn
Cá Sa Huỳnh có vạn nào hơn”
Đồng muối Sa Huỳnh là điểm đến tiếp theo của show truyền hình thực tế đang được yêu thích - "Gia đình Haha". Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vùng đất đầy nắng và gió nơi xứ Quảng này nhé!
Đồng muối Sa Huỳnh ở đâu Quảng Ngãi?
Đồng muối Sa Huỳnh - "vùng lụa tinh khiết" tọa lạc ở xã Phổ Thạch, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngã. Nơi đây không chỉ là vựa lúa có lịch sử hơn 100 năm mà còn là biểu tượng của di sản văn hóa và truyền thống làng nghề của vùng đất miền Trung đầy nắng và gió.
Đồng muối Sa Huỳnh được hình thành từ thế kỷ 19, là nơi tạo kế sinh nhai cho hơn 500 diêm dân thuộc tổ dân phố là Tân Diêm, Thạch Đức 1 và Long Thạnh 1. Hằng năm, đồng muối Sa Huỳnh cung cấp cho thị trường từ 6.000 – 6.500 tấn muối.
Cánh đồng muối Sa Huỳnh mang vẻ đẹp ấn tượng và là điểm đến du lịch lý tưởng cho những ai thích khám phá thiên nhiên, yêu cuộc sống bình dị ở làng quê miền Trung. Và đặc biệt, đây là điểm đến tuyệt vời cho những ai thích chụp ảnh. Năm 2011, được đăng ký thương hiệu “Muối Sa Huỳnh”, và tháng 12/2024, làng nghề được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tùy theo vị trí xuất phát và phương tiện khác nhau thì bạn sẽ di chuyển đến trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Sau đó từ đây, bạn có thể di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô.
Đầu tiên, du khách di chuyển theo đường Quang Trung, sau đó rẽ vào quốc lộ 1A. Tiếp tục đi thẳng trên quốc lộ 1A cho đến khi gặp đường tránh Tây Sa Huỳnh, rẽ trái và di chuyển thêm khoảng 800m, bạn sẽ đến đường đồng muói Sa Huỳnh.
Sau khi sáp nhập tỉnh (Quảng Ngãi - Kon Tum thành tỉnh Quảng Ngãi mới) địa danh hành có sự thay đổi, vì thế, trước khi di chuyển tự túc, du khách cần tìm hiểu rõ địa điểm đến để tránh bị lạc. Trên đường đi nên thường xuyên hỏi thăm người dân dọc đường để được chỉ dẫn đến đúng đồng muối Sa Huỳnh.
Lịch sử thăng trầm từ "làng muối đắng" đến thương hiệu "Muối Sa Huỳnh"
Như đã chia sẻ bên trên, đồng muối Sa Huỳnh xuất hiện từ thế kỷ 19 và đã trải qua hơn 100 năm duy trì nghề muối truyền thống. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghề làm muối ở Sa Huỳnh cũng được biết đến như một cảnh quan tươi đẹp. Xưa kia, nơi đây từng trải qua nhiều thăng trầm, từ "làng muối đắng" khi công sức đổ vào không đạt được kết quả cho đến việc giá trị muối không đáng kỳ vọng, thiếu thương hiệu địa phương.

Thế nhưng từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận thương hiệu "Muối Sa Huỳnh" vào năm 2011 thì mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn. Những người dân làm nghề muốn mạnh dạn đầu tư, áp dụng mô hình sản xuất mới với cách làm muối Sa Huỳnh trên nền lót bạt hoặc nền xi măng. Kết quả đạt được sản lượng cao với lượng tạp chất cát giảm tới 95%, giá trị muối tăng từ 20 - 30%.

Đặc biệt, cách làm mới này rút ngắn thời gian sản xuất, làm thay đổi cảnh quan đồng muối. Để thực hiện điều này, 6 tuyến đê bao với tổng chiều dài hơn 5km đã được xây dựng, mở đường cho sự phát triển và cải tiến của đồng muối. Điều này chứng tỏ sự hăng hái, tiến bộ của người làm muối Sa Huỳnh. Họ không ngừng học hỏi, đổi mới để xây dựng thương hiệu "Muối Sa Huỳnh" chất lượng cao.
Đồng muối Sa Huỵnh - bản giao hưởng lặng lẽ giữa trời và đất, giữa con người và biển cả
Đồng muối Sa Huỳnh là điểm đến có tiếng ở Quảng Ngãi và luôn được những "tay săn ảnh" để ý. Nhưng trong mắt du khách, đồng muối Sa Huỳnh vẫn còn là cái tên khá mờ nhạt. Tuy nhiên, từ sau tập phát sóng của chương trình "Gia đình Haha", cái tên "đồng muối Sa Huỳnh" bỗng "hot" trở lại.
"Gia đình Haha" đã đưa đến cho khán giả những thước phim hết sức chân thực và đẹp đẽ về "vùng lụa tinh khiết" của miền Trung. Và cũng từ đây, nhiều du khách trẻ muốn tìm đến Quảng Ngãi để ngắm nhìn vẻ đẹp ở nơi giao hòa giữa đất trời, con người và biển cả...
Nên đi du lịch đồng muối Sa Huỳnh vào tháng mấy?
Đồng muốn Sa Huỳnh đẹp nhất vào mùa thu hoạch muối, tức là vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, đặc biệt là vào giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6.
Vì sao đó là thời điểm đẹp nhất?
- Vì lúc này thời tiết hanh khô, nắng nhiều, là điều kiện lý tưởng để nước biển bốc hơi nhanh, hạt muối được kết tinh đều, trắng và đẹp.

- Vì cảnh sắc lúc này là đặc sắc nhất. Những ô ruộng muối vuông vức phản chiếu ánh trời, những "núi muối trắng" xếp lớp bên cạnh bóng người gánh muối tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, thơ mộng và rất "điện ảnh".
- Vì đây là chính vụ muối nên du khách có thể mục sở thị toàn bộ quy trình làm muối thủ công, từ dẫn nước biển vào rộng đến phơi, cào, gánh... muối. Vô cùng sinh động.
- Vì đây là thời điểm lý tưởng nhất để săn ảnh. Bổi sáng sớm và chiều hoàng hôn, ánh sáng nhẹ, gắt vừa đủ khiến mặt ruộng muối lấp lánh, người và muối in bóng cực kỳ ấn tượng.
Đồng muối Sa Huỳnh vào chính vụ đẹp như thế nào?
Với diện tích rộng lớn hơn 120hecta, đồng muối Sa Huỳnh hiện lên như một tấm thảm rực rỡ, được chia thành những ô vuông đan xen nhau. Mỗi ô ruộng phản chiếu sự hòa quyện tinh tế giữa ánh nắng và nước biển. Mặt nền bê tông và giấy bạc tạo ra một bức tranh màu sắc độc đáo, làm cho cánh đồng muối như một khối pha lê lấp lánh dưới ánh sáng mặt trời, thu hút mọi ánh nhìn.

Những đụn muối trắng tinh khôi trải đều trên cánh ruộng như những hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ. Khi ánh nắng vàng nhẹ nhàng chiếu xuống cùng với hình ảnh những người nông dân gánh muối trên vai, tạo nên bức tranh vô cùng đẹp. Đó là sự hòa quyện giữa sắc vàng của hoàng hôn và sắc trắng của muối biển. Cảnh vật ấy vừa bình dị vừa quyến rũ, tựa như một bức tranh nghệ thuật đầy huyền bí, khiến lòng người say đắm.

Bước chân vào đồng muối, bạn không chỉ khám phá được một điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ngãi mà còn được chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật tự nhiên do bàn tay khéo léo của người dân tạo ra. Ngay từ 5h sáng, những người nông dân đã tụ họp để bắt đầu công việc của mình. Họ lấy nước biển từ kênh, mương, đổ vào ruộng và bắt đầu rắc muối mồi, chờ ánh sáng mặt trời chiếu xuống để muối kết kinh.
Làm muối ở Sa Huỳnh là quá trình công phu, cần phải phơi qua 3 nắng để tạo ra những hạt muối trắng to, tinh khiết. Dưới cái nắng gắt, người nông dân Sa Huỳnh đã tạo ra những hạt ngọc của trời đất.

Ngoài việc tham quan quá trình làm muối, bạn còn có cơ hội nhìn thấy những chiếc xe máy tự chế độc đáo dùng để vận chuyển muối thay cho gánh, mang lại sự tiện lợi và giúp cải thiện đời sống của người dân. Bạn cũng có thể mua những hạt muối tinh khiết này làm quà, để cảm nhận tình yêu và công sức mà người dân đặt vào từng hạt muối.
Gợi ý vài trải nghiệm thú vị khi du lịch đồng muối Sa Huỳnh
Nếu có dịp đến du lịch đồng muối Sa Huỳnh, du khách đừng bỏ qua một vài trải nghiệm thú vị dưới đây nhé:
Dậy sớm đón bình minh trên ruộng muối
Thời điểm đẹp nhất trong ngày là từ 5h – 6h sáng, khi mặt trời ló rạng sau những dãy núi, ánh sáng phản chiếu lung linh trên mặt nước muối phẳng như gương.
Bạn có thể ngắm nhìn những người làm muối bắt đầu công việc trong làn sương sớm, rất thi vị và nên thơ.
Săn ảnh nghệ thuật với khung cảnh "bạc trắng"
Từ góc chụp toàn cảnh, cận cảnh đến bóng đổ của người gánh muối – mọi góc máy ở đây đều đẹp như tranh.

Hãy thử chụp vào khung giờ “vàng” sáng sớm hoặc hoàng hôn, bạn sẽ có những bức ảnh đẹp không thua gì các bộ ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp.
Trải nghiệm làm muối cùng người dân
Với một chút chủ động, bạn có thể xin phép trải nghiệm gánh muối, cào muối hay gom nước biển vào ô kết tinh – công việc nghe đơn giản nhưng đầy vất vả.
Đây là dịch vụ trải nghiệm cộng đồng có hướng dẫn ở một vài điểm trong khu đồng muối, giúp bạn hiểu hơn về đời sống người làm muối.
Thưởng thức ẩm thực mộc mạc bên bờ biển Sa Huỳnh
Gần đồng muối có các quán ăn phục vụ hải sản tươi ngon, đặc biệt là tôm, cá, mực nướng và muối rang ớt – đậm đà, dân dã mà ngon khó cưỡng.
Bạn có thể mua về muối Sa Huỳnh truyền thống, muối hột sạch hoặc muối chưng gừng, muối tôm để làm quà.

Kết hợp khám phá làng chài Gò Cát và bãi biển Sa Huỳnh
Sau khi tham quan đồng muối, bạn có thể ghé làng chài Gò Cát, nơi có những ngôi nhà mái ngói cổ, cuộc sống yên bình và thân thiện.
Chỉ cách vài cây số là bãi biển Sa Huỳnh xanh trong, vắng người, cực thích hợp để tắm biển, cắm trại và nghỉ ngơi.
Gợi ý lịch trình 1 ngày khám phá đồng muối Sa Huỳnh
05:00 – 06:30 | Ngắm bình minh & ngắm người làm muối
- Dậy sớm và di chuyển đến đồng muối Sa Huỳnh, nên đi từ trước 5h để kịp đón ánh bình minh đầu tiên.
- Đây là thời điểm lý tưởng nhất để chụp ảnh, cảm nhận không gian sáng mờ ảo, bóng người gánh muối in trên nền trời vàng rực – đẹp như một bức tranh sống động.
- Gợi ý địa điểm: Đồng muối ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
06:30 – 07:30 | Trải nghiệm làm muối cùng người dân
- Sau khi tham quan, bạn có thể xin phép trải nghiệm cào muối, gánh muối, phơi muối.

- Đây là dịp để hiểu rõ hơn về nghề làm muối thủ công truyền thống, đồng thời có thêm những bức ảnh “đậm chất trải nghiệm”.
- Lưu ý: Nên mang giày/dép chống trơn và nón, vì mặt ruộng muối có thể nóng và dễ trượt.
07:30 – 08:30 | Ăn sáng tại quán ven đường
- Dọc tuyến đường ven biển gần đồng muối có nhiều quán ăn nhỏ, bạn có thể thưởng thức:
- Bún cá ngừ, bánh xèo miền Trung, hoặc cơm tấm muối tiêu – món đặc trưng vùng biển.
- Đừng quên uống ly cà phê phin rang xay, ngồi lặng nghe tiếng sóng vỗ – rất thi vị.
09:00 – 11:30 | Tham quan làng chài Gò Cát & Bãi biển Sa Huỳnh
- Làng chài Gò Cát là một ngôi làng ven biển cổ, yên bình và mộc mạc, rất gần đồng muối.
- Sau đó di chuyển ra bãi biển Sa Huỳnh: nước trong xanh, cát mịn, lý tưởng để nghỉ ngơi, chụp ảnh hoặc tắm biển nhẹ nhàng.

11:30 – 13:30 | Ăn trưa & nghỉ ngơi
- Gợi ý nhà hàng/quan ăn địa phương: Quán Hải Sản Biển Vàng, Nhà hàng Minh Tâm – nổi tiếng với các món: tôm hấp, mực nướng muối ớt, cá dìa nấu chua…
- Nghỉ trưa tại homestay hoặc quán cafe có võng ven biển.
14:00 – 16:00 | Tham quan bảo tàng Sa Huỳnh
- Gần khu vực đồng muối, Bảo tàng Sa Huỳnh lưu giữ nhiều hiện vật khảo cổ, gốm sứ, đồ trang sức… từ nền văn hóa Sa Huỳnh cổ đại (cách đây hơn 2000 năm).
- Đây là điểm kết hợp văn hóa rất hay, giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng đất này.
16:30 – 17:30 | Ngắm hoàng hôn tại đầm An Khê hoặc trở lại đồng muối
- Nếu sáng chưa kịp chụp ảnh đẹp thì chiều là dịp lý tưởng để “săn” ánh hoàng hôn phản chiếu trên ruộng muối.

- Đầm An Khê gần đó cũng là nơi lý tưởng để kết thúc hành trình bằng một chiều tà yên ả.
Một số lưu ý khi đi du lịch đồng muối Sa Huỳnh
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi đi du lịch đồng muối Sa Huỳnh – Quảng Ngãi, giúp bạn có trải nghiệm trọn vẹn và an toàn hơn:
- Thời điểm tham quan lý tưởng (tháng 3 đến tháng 8): Sáng sớm (5h – 7h) và chiều muộn (16h – 17h30) là hai khung giờ đẹp nhất để ngắm cảnh, chụp ảnh và tránh nắng gắt.
- Chuẩn bị trang phục và vật dụng phù hợp: Trang phục nên là quần áo nhẹ, dài tay để chống nắng; mang giày/dép đế bằng, chống trơn vì mặt ruộng muối dễ trơn trượt; Vật dụng cần thiết: mũ rộng vành, kính râm, kem chống nắng, nước uống, máy ảnh, điện thoại...

- Tôn trọng người dân địa phương: Nếu muốn chụp ảnh cận cảnh người làm muối, hãy xin phép trước – người dân rất thân thiện nhưng nên thể hiện sự tôn trọng; Không bước lên ruộng muối đang kết tinh nếu chưa được hướng dẫn, vì có thể làm hỏng công sức lao động của họ.
- Di chuyển và chỗ ở: Có thể đi xe máy, ô tô cá nhân hoặc xe khách đến bến xe Đức Phổ, sau đó đi taxi hoặc xe ôm đến đồng muối; Lưu trú thì bạn nên chọn homestay/nhà nghỉ ở Sa Huỳnh hoặc về lại TP. Quảng Ngãi mới.
- Kết hợp các điểm đến khác: Bãi biển Sa Huỳnh (cách đồng muối vài trăm mét); Đầm nước mặn An Khê, làng chài Gò Cát, bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh; Trên đường về có thể ghé đèo Bình Đê – nơi ranh giới giữa Quảng Ngãi và Bình Định, rất thơ mộng.
- Một số lưu ý khác: Thời tiết nắng gắt vào giữa trưa, nên tránh ra đồng muối lúc này; Nếu có mưa đột ngột, ruộng muối có thể lầy lội, khó di chuyển; Không xả rác, giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ cảnh quan môi trường tự nhiên.
Sa Huỳnh có biển, có làng chài, có khảo cổ… nhưng chính đồng muối mới là linh hồn lặng lẽ của mảnh đất này. Hãy đến vào một buổi sớm, khi sương còn lảng bảng, đứng lặng giữa muôn vàn hạt trắng như sao trời rơi xuống ruộng, và tự hỏi: Phải chăng muối ở đây mặn – vì đã ngấm vào đó nỗi nhọc nhằn, yêu thương, và cả ánh sáng của một miền đất mãi mãi không chịu nhòa phai?
Xem thêm: Review kinh nghiệm khám phá bản Liền - điểm đến "hot" nhất Tây Bắc lúc này
Tin liên quan
Sau khi chương trình "Gia Đình Haha" lên sóng, Bản Liền (xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) bất ngờ trở thành điểm đến hút khách, nhiều homestay kín phòng...
Mũi Lay là một mũi đá nhô ra biển sở hữu cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ, được ví như "viên ngọc ẩn" của vùng biển Cửa Tùng, Quảng Trị.
Đảo Bình Hưng là điểm đến còn hoang sơ, thích hợp cho những ai muốn hòa mình với thiên nhiên, tránh xa du lịch xô bồ...