Cẩm nang kinh nghiệm tham quan chùa Tiêu Dao 2025 từ A đến Z

Chùa Tiêu Dao là ngôi cổ tự được trùng tu bằng gốm sứ đã tạo ra công trình gốm độc đáo, thể hiện tinh hoa văn hóa làng nghề hòa quyện cùng văn hóa tâm linh.

Quynh Anh
Quynh Anh 30/03
Theo dõi

Những thông tin du lịch nên biết về chùa Tiêu Dao

Chùa Tiêu Dao ở đâu Hà Nội?

Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) nổi tiếng với nghề gốm sứ. Người dân nơi đây đã thể hiện nét tài hoa về nghề gốm sứ của mình khi cải tạo, tu bổ chùa cổ mang tên Tiêu Dao. 

Chùa Tiêu Dao tọa lạc ở thôn Giang An, xã Bát Tràng. Chùa nằm trong làng nghề gốm Bát Tràng nổi tiếng. Vì vậy, du khách có thể kết hợp tham quan làng nghề gốm Bát Tràng và chiêm bái chùa Tiêu Dao trong cùng một lịch trình. 

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-2-1508
Chùa Tiêu Dao

Du khách có thể đến tham quan chùa Tiêu Dao vào bất kỳ mùa nào trong năm. Tuy nhiên, nếu du khách đến vào mùa xuân hoặc dịp Mùng 1 và Rằm hàng tháng thì có thể được tận mắt mục sở thị những nét văn hóa Đạo phật, gặp gỡ người dân làng gốm Bát Tràng đến dâng hương lễ phật. 

Di chuyển đến chùa Tiêu Dao như thế nào?

Chùa Tiêu Dao nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km và cách sân bay Nội Bài khoảng 40km. Với khoảng cách không qua xa, du khách có thể di chuyển đến chùa bằng nhiều phương tiện khác nhau. 

Nếu tự lái xe, du khách chỉ mất khoảng 25 - 30 phút. Du khách đi theo hướng cầu Chương Dương, rẽ phải vào ĐT378 đi tiếp tầm 11km nữa thì rẽ phải vào đường Giang Cao là sẽ thấy chùa Tiêu Dao. Du khách có thể nhờ Google Maps hỗ trợ để tìm đường dễ dàng hơn.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-3-1510
Chùa Tiêu Dao nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km nên du khách có thể di chuyển đến bằng xe cá nhân hoặc xe công cộng

Nếu du khách di chuyển bằng xe công cộng thì nên lựa chọn xe bus. Bởi có tuyến xe bus 47A đi qua chùa Tiêu Dao. Xe bus 47B đi tới gần chùa và du khách đi bộ một đoạn để đến chùa.

Tham quan chùa Tiêu Dao có mất phí vào cửa không?

Chùa Tiêu Dao và làng gốm Bát Tràng không thu phí vào cửa của du khách. Khi đến thăm chùa Tiêu Dao, du khách có thể chuẩn bị đồ lễ chay để vào dâng lên các ban thờ trong chùa. Hoặc du khách chuẩn bị một ít kinh phí để mua sắm, thưởng thức đồ ăn hoặc tham gia các hoạt động trong các xưởng gốm tại Bát Tràng.

Nếu du khách kết hợp tham quan chùa Tiêu Dao và một số địa điểm khác ở Bát Tràng như Bảo tàng gốm Bát Tràng (Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt) thì sẽ có chi phí vé tham quan là 60.000 đồng/người; trải nghiệm nặn gốm: 70.000 đồng/người lớn và 50.000 đồng/trẻ em.

Một số lưu ý khi tham quan chùa Tiêu Dao

- Chùa Tiêu Dao là chốn tâm linh linh thiêng nên khi đến đây du khách nên mặc trang phục kín đáo, lịch sự.

- Du khách nên đi nhẹ, nói khẽ và không xả rác bừa bãi ở trong khuôn viên chùa.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-4-1512

- Chùa Tiêu Dao có nhiều công trình làm từ gốm Bát Tràng nên khi chiêm bái du khách không nên sờ vào hiện vật, không nên đu bám vào các công trình để đảo bảo các công trình gốm không bị hư hại.

- Du khách nên tuân thủ nghiêm các quy định về dâng hương, lễ Phật, không lợi dụng chốn tâm linh để thực hiện các hoạt động mê tín dị đoan.

Chùa Tiêu Dao và những thăng trầm lịch sử

Chùa Tiêu Dao được xây dựng từ thời nhà Trần và đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử. Trước năm 1945, nơi đây từng là địa điểm bí mật để cán bộ cách mạng hoạt động và là nơi lưu giữ nhiều tài liệu mật. 

Chùa Tiêu Dao cũng là nơi ca khúc "Tiến quân ca" của cố nhạc sĩ Văn Cao được truyền báo rộng khắp trong nhân dân. Điều này làm nên một phần ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hành trình lịch sử của dân tộc ta.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-6-1514
Chùa Tiêu Dao trải qua nhiều thăng trầm, biến cố lịch sử

Trải qua thăng trầm của thời gian, nhiều hạng mục kiến trúc của chùa đã bị hư hại. Đến năm 2011, dưới sự dẫn dắt của sư thầy Thích Bảo Đức, chùa Tiêu Dao bắt đầu được trùng tu toàn diện.

Sư thầy và nhân dân làng gốm bát Tràng đã phục dựng ngôi chùa cổ theo ý tưởng về sự kết hợp giữa tinh hoa gốm sứ Bát Tràng và kiến trúc tâm linh. Từ đó tạo nên một công trình độc đáo, vừa tôn vinh giá trị truyền thống vừa mang đậm dấu ấn nghệ thuật.

Chùa Tiêu Dao - nơi ghi dấu tinh hoa làng nghề gốm Bát Tràng

Chùa Tiêu Dao hiện nay được đánh giá là một tuyệt tác kiến trúc truyền thống Việt Nam, kết hợp khéo léo với nghệ thuật gốm sứ của làng nghề Bát  Tràng. Toàn bộ khuôn viên chùa được thiết kế cân đối, mang đến không gian thanh tịnh nhưng cũng không kém phần trang nghiêm. Đặc biệt, đây là ngôi cổ tự có tính nghệ thuật rất cao.

Cổng tam quan phủ gốm

Từ xa đi vào, du khách có thể dễ dàng cảm nhận rõ nét khác biệt của chùa Tiêu Dao khi ngắm nhìn cổng tam quan. Tam của chùa không quá đồ sộ nhưng tất cả đều được phủ gốm.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-7-1516
Cổng tam quan

Phần mái cổng chùa là gốm nung mộc đỏ au. Các cột trụ ở cổng được ghép tỉ mỉ từ hàng nghìn mảnh gốm nhỏ. Những câu đối trên cột cổng sử dụng chữ quốc ngữ, từng chữ ghép thành câu đối hoàn chỉnh. Và câu đối này cũng được làm từ những mảnh gốm màu chàm. 

Kiến trúc độc đáo bên trong chùa Tiêu Dao

Bức qua cổng tam quan là sân chính của chùa Tiêu Dao. Đến đây, du khách như được mở ra một không gian mới đầy ấn tượng với hai gian thờ 18 vị La Hán. Mỗi bức tượng La Hán đều được chế tác hoàn toàn từ gốm sứ, nổi bật trên nền tranh gốm tái hiện cảnh mây núi đầy sống động. Các chi tiết như trụ cột, họa tiết rồng mây, hoa lá đều được làm từ gốm, thể hiện tay nghề khéo léo và sự sáng tạo của các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-9-1519

Từ sân chính, du khách sẽ nhìn thấy lối dẫn vào gian chính điện thuộc tòa Tam Bảo. Nổi bật ngay phía trước là bức tranh Om Mani, một câu thần chú linh thiêng, được tạo nên từ những mảnh gốm nhiều màu sắc. Tác phẩm này có kích thước 2x2m, đặt trên bậc thềm được ốp bằng gốm sứ xanh lục, tạo nên sự hài hòa và ấn tượng. Bên cạnh là hệ thống phù điêu, hoa văn và tượng Phật cũng hoàn toàn làm từ gốm sứ. Ngay cả bậc thềm dẫn lên Tam Bảo cũng được lát gốm với họa tiết hoa sen đầy tinh tế.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-90-1520

Đi sâu vào bên trong, du khách sẽ gặp hệ thống tượng Phật và ban thờ, tất cả đều là những tác phẩm gốm sứ tinh xảo do các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng thực hiện. Ban thờ được ghép từ những mảnh gốm tạo hình rồng, mây và hoa lá, mang đến vẻ đẹp sống động, ý nghĩa. Đặc biệt nhất là hai pho tượng Hộ pháp cao đến 2,5m được chế tác liền khối từ gốm sứ, là điểm nhấn độc đáo của chùa Tiêu Dao.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-8-1520

Phía sau gian chính điện là nhà Tổ, nơi đặt bốn bức tượng rồng thời Lê bằng gốm sứ ở ngay trước cửa. Bên trong nhà thờ là không gian trang nghiêm với 9 po tượng gốm. Trong đó nổi bật là tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông ở vị trí trung tâm. Trên ban thờ còn có hai lọ bách phúc bằng gốm sứ, một món quà đặc biệt mà người dân làng nghề Bát Tràng dâng tặng thể hiện sự tôn kính, lòng hiếu hạnh.

Một số hạng mục kiến trúc phụ ở chùa Tiêu Dao

Bên cạnh các công trình kiến trúc chính, không gian chùa Tiêu Dao cũng có những công trình kiến trúc phụ bổ sung giúp cho cảnh quan trở nên hoàn hảo hơn. Tiêu biểu như bức tường xây bằng gạch mộc mang đến cảm giác mộc mạc, gần gũi. 

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-1520

Ở khu vực khuôn viên chùa và khu vườn được thiết kế với các tiểu cảnh độc đáo. Những tiểu cảnh này không chỉ góp phần truyền bá ý nghĩa Phật pháp mà còn tạo không gian yên bình, thư giãn, lý tưởng để Phật tử và du khách dừng chân chiêm ngưỡng.

Sư thầy Thích Bảo Đức - trụ trì chùa Tiêu Dao đã có nhiều đóng góp quan trọng để biến ngôi chùa trở thành một "bảo tàng của làng nghề". Từ đó tạo nên không gian tâm linh thiêng kết hợp với trưng bày di sản văn hóa của làng nghề gốm Bát Tràng.

Gợi ý một số điểm tham quan gần chùa Tiêu Dao

Làng cổ Bát Tràng

Đã ghé thăm chùa Tiêu Dao thì không thể bỏ qua việc tham quan làng gốm Bát Tràng. Làng gốm Bát Tràng là một "bảo vật" kiến trúc cổ truyền, nơi lưu giữ những giá trị độc đáo của thời xưa. Những con ngõ nhỏ quanh co, các ngôi nhà rêu phong và không gian yên bình khiến nơi đây mang đậm dấu ấn thời gian. 

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-00-1522

Du khách có thể đi bộ quanh làng cổ Bát Tràng để ngắm sân đình cổ kính, các cột đá xưa cũ, những khoảnh sân cổ với đầy các vật dụng gốm sứ...

Bảo tàng gốm Bát Tràng

Bảo tàng gốm Bát Tràng là công trình kiến trúc hiện đại, độc đáo, thu hút du khách đến tham quan và chụp ảnh. Bảo tàng được xây dựng với 7 xoáy ốc khổng lồ tượng trưng cho 7 bàn tay đang xoay vuốt gốm, bảo tàng là biểu tượng của sự sáng tạo và tôn vinh nghề truyền thống.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-30-1523

Chợ gốm Bát Tràng

Du khách có thể ghé qua chợ gốm Bát Tràng để tham quan và mua sắm các sản phẩm gốm sứ. Ở chợ còn có khu thực hành nhào nặn gốm sứ, du khách có thể tận tay tạo ra sản phẩm gốm sứ cho riêng mình.

Lò bầu cổ cuối cùng còn sót lại

Một địa điểm không thể bỏ qua ở gần chùa Tiêu Dao đó là lò bầu cổ. Lò bầu này gồm 5 bầu nung với tuổi đời hơn một thập kỷ.

cam-nang-kinh-nghiem-tham-quan-chua-tieu-dao-2025-tu-a-den-z-354-1524

Trước đây, lò được sử dụng để nung đốt gốm theo phương pháp thủ công truyền thống. Song ngày nay, người dân làng Bát Tràng đã chuyển sang sử dụng kỹ thuật nung hiện đại để bảo vệ môi trường. Vì thế, lò bầu cổ không còn sử dụng nữa mà trở thành nơi lưu giữ ký ức, để du khách tham quan, tìm hiểu.

Xem thêm: Kinh nghiệm du xuân dự lễ hội chùa Hàm Long - cổ tự linh thiêng hơn 1000 năm tuổi

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Tin liên quan

Chùa Hà Hà Nội là địa điểm cầu duyên không còn xa lạ đối với người dân thủ đô. Không chỉ quen thuộc với những bạn trẻ tới dâng hương, xin quẻ cầu may, Chùa Hà còn là ngôi chùa cổ gắn với nhiều huyền tích, thu hút phật tử và du khách ghé thăm.

Chùa Hà – Ngôi chùa cầu tình duyên linh thiêng bậc nhất Hà Nội
0 Bình luận

Chùa Non Nước là ngôi cổ tự nằm trong quần thể Di tích đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội), gắn liền với huyền thoại Thánh Gióng chống giặc ngoại xâm.

Kinh nghiệm du xuân tham quan chùa Non Nước Sóc Sơn, Hà Nội
0 Bình luận

Lễ hội chùa Hàm Long Bắc Ninh diễn ra từ ngày 23 đến 25 tháng Giêng, vì thế, đây là cơ hội lý tưởng để du khách thập phương đến du xuân vãn cảnh và giải mã thắc mắc về nơi được mệnh danh là "đệ nhất nhốt trùng".

Kinh nghiệm du xuân dự lễ hội chùa Hàm Long - cổ tự linh thiêng hơn 1000 năm tuổi
0 Bình luận


Bài mới

Vì sao nên đến các làng chài Bình Định vào mùa không?

Nếu bạn từng ao ước rời nhịp sống hối hả để "sống chậm" với mỗi sớm mai thức dậy cùng tiếng sóng, mỗi chiều thong dong ngắm hoàng hôn cuối chân trời... thì hãy thử đến với các làng chài Bình Định vào mùa khô (tháng 3 đến tháng 8) - thời điểm đẹp nhất trong trong năm.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Đêm Cúc Phương - cả khu rừng hóa thành dải ngân hà

Có những đêm không nằm trong ký ức, mà nằm sâu trong tâm trí - như một ngôi sao nhỏ lặng lẽ sáng mãi. Với tôi, đó là một đêm đầy trải nghiệm ở rừng Cúc Phương.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 2 ngày trước
Vịnh Lan Hạ: 'Thiên đường ngủ quên' chờ được đánh thức

Dẫu không nổi tiếng như "người hàng xóm" vịnh Hạ Long nhưng vịnh Lan Hạ lại sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, bình yên đến lạ - là báu vật thiên nhiên mà bất kỳ ai yêu biển cả cũng muốn ghé thăm một lần.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Đèo Mã Pì Lèng – Huyền thoại trên đá, biểu tượng của ý chí Việt

Người ta gọi Mã Pì Lèng là “huyền thoại trên đá” – bởi chính nơi đây đã viết nên một phần sử thi hiện đại của dân tộc Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Cẩm nang kinh nghiệm tham quan Vườn Quốc gia Cát Bà từ A đến Z năm 2025

Vườn quốc gia Cát Bà không chỉ là khu bảo tồn sinh thái quý giá mà còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên, trekking, khám phá hệ sinh thái rừng - biển độc đáo bậc nhất Việt Nam.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Mùa nước đổ Tây Bắc: Khi bàn tay con người hóa thành kiệt tác

Người Tây Bắc không chỉ gieo lúa, họ gieo cả sự sống, hy vọng và niềm tin lên những sườn núi đá khô cằn... 

Quynh Anh
Quynh Anh 4 ngày trước
Chuyện ở hòn 2m2/người: Nơi có nhà thổ, 2 nước đánh nhau vì... cá rô

Hòn đảo Migingo có diện tích bằng một nửa sân bóng đá, nằm trong hồ Victoria ở giữa biên giới Uganda và Kenya. Hòn đảo bé tí này có quán bar, hiệu cắt tóc và cả nhà thổ.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao chùa Quán Sứ được chọn làm nơi tôn trí xá lợi Đức Phật?

Chùa Quán Sứ là địa điểm thứ 3 tại Việt Nam được cung nghinh xá lợi Đức Phật. Đây là ngôi cổ tự linh thiêng hơn 500 năm tuổi và từng đón nhiều nguyên thủ quốc tế đến thăm. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Top 10 hòn đảo Việt Nam nhất định phải đến một lần trong đời

Dưới đây là danh sách TOP 10 hòn đảo đẹp nhất Việt Nam mà bạn nhất định phải đến một lần trong đời, từ những thiên đường biển hoang sơ cho đến những điểm nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 6 ngày trước
Vượt Trung Quốc, tượng Phật cao nhất thế giới dự kiến được xây dựng tại Thanh Hóa

Tôn tượng Phật Đại Nhật Như Lai được xây dựng trên đỉnh núi Nưa, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Dự kiến đây sẽ là tượng Phật lớn nhất thế giới, vượt qua cả tượng Phật ở Trung Quốc.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Sealand - Những chuyện lạ kỳ quặc từ quốc gia tự xưng nhỏ nhất thế giới

Sealand nhỏ bé có rất nhiều chuyện lạ khiến người ta phải tò mò như: Quốc gia tự phong trên pháo đài bỏ hoang; đảo chính "quốc tế" giữa biển khơi; bán tước hiệu quý tộc và quốc tịch qua... internet...

Quynh Anh
Quynh Anh 7 ngày trước
Ninh Đảo – Bình yên vẫy gọi giữa lòng biển xanh

Giữa hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ ven bờ miền Trung, Ninh Đảo – một cái tên còn xa lạ với nhiều người – lại đang âm thầm trở thành điểm đến dành cho những ai tìm kiếm sự tĩnh lặng và nguyên sơ giữa lòng biển xanh.

Gợi ý top 20 bãi biển đẹp nhất Việt Nam nên ghé thăm vào mùa hè 2025

Dưới đây là 20 bãi biển đẹp nhất ở Việt Nam nên ghé thăm vào mùa hè 2025, được lựa chọn dựa trên cảnh quan thiên nhiên, trải nghiệm du lịch, và độ nổi tiếng hoặc hoang sơ phù hợp với nhiều kiểu du khách.

Chợ Lùi, Hà Giang: Nơi thời gian hóa đá, văn hóa thành linh hồn

Hà Giang không chỉ có những cung đường uốn lượn, những triền đồi tím rịm màu tam giác mạch... Hà Giang còn có chợ Lùi - một phiên chợ không có ngày cố định, nơi thời gian hóa đá, văn hóa thành linh hồn.

Cẩm nang kinh nghiệm cắm trại qua đêm an toàn ở suối La Ngâu

Suối La Ngâu mặc dù có địa hình phức tạp nhưng lại là điểm cắm trại thú vị cho những ai muốn tạm xa rời phố thị để hòa mình vào thiên nhiên.

Khu di tích Lam Kinh - Cố đô trăm tuổi linh thiêng tưởng chừng đã rơi vào quên lãng

Khu di tích Lam Kinh - cố đô trăm tuổi ở Thanh Hóa chính là quê hương của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, là nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và cũng là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua, thái hoàng, thái hậu triều Lê Sơ.

Đề xuất