ACV cập nhập địa chỉ hành chính của 22 sân bay tại Việt Nam sau khi sáp nhập
Sau ngày 1/7/2025, hệ thống sân bay Việt Nam đã có cập nhật mới nhất về địa chỉ hành chính theo đề án sáp nhập tỉnh, thành cả nước. Dưới đây là địa chỉ mới của 22 sân bay sau sáp nhập.
Ngay khi đề án sáp nhập tỉnh, thành chính thức có hiệu lực, Tổng Công Ty Cảng Hàng Không Việt Nam CTCP (ACV) đã cập nhật địa chỉ hành chính mới cho 22 sân bay trực thuộc hệ thống. Việc cập nhật này giúp cho hành khách dễ dàng tra cứu chuyến bay và đặt vé.
Hiện tại, danh sách địa chỉ hành chính mới của các cảng hàng không trực trực thuộc ACV đã được công bố đầy đủ và sẽ áp dụng từ ngày 1/6/2025. Tổng số 22 sân bay được nêu trong danh sách đều thuộc ACV, tuy nhiên hiện chỉ có 21 sân bay đang khai thác, riêng sân bay Nà Sản (Sơn La) hiện đang dừng hoạt động.
Trong danh sách cập nhật mới nhất, một số tỉnh, thành sáp nhập hiện đang có tới 2 sân bay trực thuộc ACV là:
- TP. Hồ Chí Minh: Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Cảng Hàng không Côn Đảo.
- TP. Đà Nẵng: Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng, Cảng Hàng không Chu Lai.
- Tỉnh Gia Lai: Cảng Hàng không Phù Cát, Cảng Hàng không Pleiku.
- Tỉnh An Giang: Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, Cảng Hàng không Rạch Giá.
- Tỉnh Đắk Lắk: Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột, Cảng Hàng không Tuy Hòa.

Cùng với đó là một số sân bay cập nhật thông tin về địa chỉ hành chính mới như: Sân bay Côn Đảo hiện nay có địa địa chỉ tại tiểu khu 1, đặc khu Côn Đảo, trực thuộc TP.HCM; sân bay Chu Lai hiện thuộc xã Núi Thành, TP. Đà Nẵng; còn sân bay Phù Cát thì được cập nhật nằm tại xã Phù Cát, thuộc tỉnh Gia Lai...
Việc thay đổi địa chỉ hành chính đồng nghĩa với việc sân bay đã có những thay đổi nhất định về thông tin tỉnh, thành theo đề án sáp nhập. Những thay đổi này không chỉ liên quan về mặt hành chính mà còn tác động đến hệ thống thông tin hiển thị tại sân bay, vé máy bay, bảng điện tử, loa thông báo và ứng dụng đặt vé. Vì vậy, để thuận tiện cho việc theo dõi chuyến bay, đặt vé và di chuyển, hành khách cần chú ý:
- Kiểm tra kỹ tên địa phương hiển thị trên vé, nhất là với những địa điểm từng có thay đổi địa giới.
- Lắng nghe loa phát thanh và quan sát kỹ bảng thông báo tại sân bay để chắc chắn rằng điểm đến là nơi mình muốn tới.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, nên trao đổi trực tiếp với nhân viên mặt đất hoặc tổng đài hãng hàng không để được hỗ trợ kịp thời.
Đặc biệt, với những hành khách từ địa phương khác tới du lịch, công tác... tại các tỉnh, thành có nhiều sự thay đổi sau sáp nhập, việc cập nhật thông tin mới về địa danh là vô cùng quan trọng để tránh bị nhầm lẫn, trễ chuyến hoặc gián đoạn hành trình.
Xem thêm: Sau sáp nhập, 4 điểm cực của Việt Nam thay đổi như thế nào?
Tin liên quan
Trong 3 năm, tôi đã đi hàng chục nghìn km và thu về 63 tấm ảnh chụp bảng địa phận tỉnh/thành phố của Việt Nam trước khi sáp nhập.
Tôi rất ấn tượng với cột mốc "Hà Giang 0km" nhưng đang thắc mắc không biết sau sáp nhập cột mốc đó có được giữ lại không?
Sau sáp nhập, bản đồ du lịch Việt Nam sẽ xuất hiện những tỉnh "2 trong 1". Đó là những nơi có biển xanh, đảo xa, núi rừng hùng vĩ, khí hậu mát mẻ.