9 điều nên làm để hiểu sâu hơn về Hội An
Hội An sẽ trở thành điểm dừng chân dài ngày hơn và có chiều sâu hơn nếu như bạn làm được 9 điều dưới đây.
Mục lục
Hội An là điểm du lịch nổi tiếng nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km về phía Tây Nam. Không sôi động như Đà Nẵng, Hội An mang trong mình vẻ đẹp trầm lặng, cổ kính. Sức hấp dẫn của đô thị hơn 400 năm tuổi xuất phát từ kiến trúc cổ với những mái nhà rêu phong, đường phố trang trí đèn lồng đầy màu sắc. Bên cạnh đó, Hội An cũng nổi tiếng với những lễ hội truyền thống như: lễ hội thành hoàng làng, lễ tưởng niệm các tổ sư ngành nghề, lễ kỷ niệm các bậc thánh nhân tôn giáo... và các trò chơi dân gian như hò khoan, hò giã gạo, bài chòi... Đặc biệt, hội An là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa phương Đông đến từ Nhật Bản, Trung Quốc và văn hóa Việt. Bởi nơi đây từng là thương cảng sầm uất dưới thời nhà Nguyễn. Chính sự giao thoa này đã tạo ra một hội an đa sắc đa màu tồn tại đến ngày nay...

Mặc dù là điểm đến du lịch hấp dẫn nhưng du khách thường chỉ dừng chân ở Hội An từ 1 - 2 ngày. Với khoảng thời gian ngắn ngủi này, du khách không thể khám phá, trải nghiệm hết vẻ đẹp chiều sâu của Hội An. Hội An có nhiều lý do níu kéo du khách ở lại lâu hơn.
Dưới đây là 9 điều nên làm giúp du khách có thể hiểu sâu hơn về Hội An (gợi ý này được đưa ra bởi tạp chí Wanderlust của Anh):
1. Lang thang phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An là nơi du khách có thể khám phá những con đường lát đá, những ngôi nhà kiểu Bồ Đào Nha, Trung Quốc; hay là cây cầu Nhật Bản và những ngôi đền thương nhân có từ thế kỷ 16. Trung tâm phố cổ Hội An nằm dọc theo nhánh sông Thu Bồn, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Đặc biệt, phố cổ Hội An là nơi mà bạn có thể đến vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày để ngắm nhìn cảnh đẹp cũng như thưởng thức ẩm thực.
2. Ghé thăm Thánh địa Mỹ Sơn
Có thể bạn chưa biết, Thánh địa Mỹ Sơn là Di sản Thế giới nằm gần Hội An. "Tọa độ" tham quan này ẩn sâu trong rừng, bên cạnh những ngọn núi phủ đầy cây xanh.

Đây là quần thể những ngôi đền Hindu đã đổ nát nhiều hạng mục. Mỹ Sơn từng là thủ đô tâm linh của người Chăm. Ngày nay, các ngôi đền là nơi trú ngụ của các loài chim rừng và động vật nhỏ. Bạn có thể đến đây vào sáng sớm hoặc cuối chiều để tránh đông đúc và nắng nóng.
3. Khám phá vùng biển Hội An
An Bàng hiện là bãi biển đẹp nhất của Hội An. Gần khu vực này có rất nhiều địa chỉ lưu trú cao cấp mà bạn có thể lựa chọn cho mình và người thân.

Ngoài ra, Hội An còn có các hòn đảo, trong đó nổi tiếng bậc nhất là Cù Lao Chàm. Nơi đây ít thay đổi sau nhiều thập kỷ. Những ngôi làng nhỏ với dịch vụ homestay, đồ ăn là hải sản tươi sống chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm thú vị.
4. Ghé thăm chùa cổ trăm tuổi
Hội An có hơn 1000 công trình đền chùa bằng gỗ từ thế kỷ 15 đến 18. Các công trình được thiết kế theo các phong cách kiến trúc thời Mạc phủ Tokugawa ở Nhật Bản, triều đại Minh, Thanh của Trung Quốc, và thời kỳ phát triển sau này ở châu Âu. Các ngôi chùa nhỏ thường được ví như những bảo tàng sống.

Đừng bỏ qua chùa Quan Âm thế kỷ 17, được bố trí theo phong cách Nho giáo triều Thanh, và chùa Phước Lâm thế kỷ 18, với mái ngói âm dương và chạm khắc hình rồng.
5. Trải nghiệm may quần áo lấy ngay
Hội An là nơi cung cấp dịch vụ may đo chất lượng cao với nhiều cửa hàng trải dài ở khu phố cổ. May đo trang phục với thiết kế riêng, chi phí hợp lý. Du khách có thể nhận sản phẩm sau vài tiếng đặt may.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: Nên tham khảo trước để chọn may đúng cửa hàng chất lượng.
Ngoài may quần áo, du khách cũng có thể đóng giày lấy ngay. Song cũng nên kiểm tra kỹ chất lượng da trước khi quyết định xuống tiền đóng giày.
6. Thăm Hội quán Phúc Kiến
Không có công trình nào mang tính biểu tượng cho quá khứ giao thương hơn Hội quán Phúc Kiến ở trung tâm phố cổ Hội An. Ban đầu, đây chỉ là một ngôi miếu tranh đơn sơ, xuống cấp. Nhưng các thương nhân Trung Quốc đã mua lại, sang sửa và mở rộng như hiện nay vào thế kỷ 18. Mọi thứ trong khuôn viên được bố trí để mang lại may mắn, phản ánh sự hài hòa của vũ trụ.

8. Dự lễ hội đèn lồng
Hầu hết các lễ hội ở Việt Nam thường diễn ra hàng năm, nhưng lễ hội đèn lồng ở Hội An thì diễn ra ra hàng tháng. Mỗi tháng vào ngày rằm, nơi này đều có lễ hội đèn lông.

Đèn trời (thiên đăng) hay hoa đăng từ hàng nghìn chiếc thuyền trên sông khiến phố cổ rực sáng. Thường sẽ khó tìm được phòng nghỉ vào thời gian lễ hội. Vì thế, nếu bạn muốn chiêm ngưỡng lễ hội này thì nên đặt phòng trước.
9. Trải nghiệm cuộc sống của nông dân Hội An
Du khách nên dành thời gian cho một chuyến đạp xe thư thái khám phá vùng quê dọc sông Thu Bồn. Ở đây, bạn sẽ thấy những cánh đồng lúa trải rộng, những kênh rạch nhỏ, con đường và ngõ nối liền. Nơi đây, bạn có thể dừng chân để thưởng thức ẩm thực thôn quê.

Chuyến đi sẽ trở nên ấn tượng hơn nếu bạn kết hợp chèo thuyền thúng, học làm đèn lồng giấy.
10. Lên núi đá Ngũ Hành Sơn
Bạn có thể kéo dành hành trình Hội An của mình bằng việc lên núi đá Ngũ Hành Sơn. Cụm núi Ngũ Hành Sơn có thang máy cho du khách muốn chinh phục đỉnh, nơi có đền thờ, hang động và đền thờ. Phần lớn những công trình tại Ngũ Hành Sơn ngày nay được xây dựng bởi các vua triều Nguyễn. Nhiều công trình tượng trưng cho sự gặp gỡ giữa trời - đất trong sự hài hòa hữu cơ. Dây leo rủ xuống các cửa hang chùa rợp lá, nơi ánh sáng xuyên qua, hoa sứ và hoa phượng rải rác trên lối đi.
Xem thêm: Cùng em bé 16 tháng “vi vu” Đà Nẵng – Hội An 4 ngày 3 đêm
Tin liên quan
Cao lâu không đơn thuần là món ăn đặc trưng, lạ miệng mà còn là niềm tự hào của người dân xứ Hội, góp phần làm nên cái hương ẩm thực độc đáo ở phố cổ.
Nếu đến Hội An chỉ vỏn vẹn trong 1 ngày thì đừng chỉ đi mỗi phố cổ nhé. Vì Hội An còn rất nhiều cảnh đẹp khác nữa.
Đợt lễ 30/4 - 1/5 này được nghỉ dài ngày, mình muốn tự lái xe đưa gia đình đi du lịch Đà Nẵng. Lần đầu có chuyến đi dài nên lo lắng lắm, mọi người tư vấn hành trình và các điểm ăn nghỉ phù hợp dọc đường giúp mình với!