Thông tin chi tiết về 29 địa danh du lịch thay đổi sau sáp nhập
Sau sáp nhập, nhiều địa danh du lịch quen thuộc sẽ mang tên tỉnh thành mới. Để thuận lợi cho việc tra cứu và di chuyển, du khách nên nắm bắt được thông tin thay đổi này.
1. Cột cờ Lũng Cú (cực Bắc)
- Tỉnh cũ: Xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang.
- Tỉnh mới: Xã Lũng Cú, tỉnh Tuyên Quang.
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng năm 2001, là điểm cực Bắc của Việt Nam.
Cột cờ cao 33,15 m, lá cờ rộng 54 m2, được thay mới hàng tuần. Được xếp hạng Di tích lịch sử và Danh thắng quốc gia năm 2009. Vé tham quan: 20.000 đồng.
2. Cao nguyên đá Đồng Văn
- Tỉnh cũ: Huyện Quảng Bạ, huyện Yên Minh, huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
- Tỉnh mới: Xã Quảng Bạ, xã Yên Minh, xã Đồng Văn, xã Mèo Vạc, tỉnh Tuyên Quang.

Cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu năm 2010, là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Có hệ động thực vật phong phú với 289 loài thực vật bậc cao và 171 loài động vật thuộc 73 họ, trong đó có 27 loài quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam.
3. Mã Pì Lèng (tứ đại đỉnh đèo)
- Tỉnh cũ: Huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
- Tỉnh mới: xã Đồng Văn và xã Mèo Vạc, tỉnh Tuyên Quang.
Mã Pì Lèng - Một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam, cao 1.500 m, dài 20 km, nằm trên QL4C và con đường Hạnh phúc nối xã Đồng Văn và xã Mèo Vạc.
4. Đèo Khau Phạ (tứ đại đỉnh đèo)
- Tỉnh cũ: Xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Tỉnh mới: Xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai.
Đèo Khau Phạ là 1 trong tứ đại đỉnh đèo của Việt Nam, cao từ 1.200m đến 1.500m, dài hơn 30 km, đèo hiểm trở và dài nhất trên QL32.
Địa danh nổi tiếng: La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Chế Cứ Nha.
5. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải
- Tỉnh cũ: Huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
- Tỉnh mới: Xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai.
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải có diện tích khoảng 2.200 ha, được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Lượng khách 2024: 385.000 lượt.
6. Hồ Ba Bể
- Tỉnh cũ: Xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
- Tỉnh mới: Xã Ba Bể, tỉnh Thái Nguyên.

Hồ Ba Bể nằm trong VQG Ba Bể; hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và top 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, có diện tích 500 ha. Đây là di tích quốc gia đặc biệt, Khu Ramsar của UNESCO. Lượng khách 2024: trên 180.000 lượt.
7. Mai Châu
- Tỉnh cũ: Huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình.
- Tỉnh mới: xã Mai Châu, tỉnh Phú Thọ.
Mai Châu nổi tiếng với những bản làng của người Thái, ẩm thực dân tộc độc đáo. Lượng khách 2024: hơn 773.000 lượt.
8. Chùa Keo
- Tỉnh cũ: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
- Tỉnh mới: xã Xuân Hồng, tỉnh Hưng Yên.
Chùa Keo khoảng 400 năm tuổi, một trong số những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Còn giữ hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc, gồm 17 công trình với 128 gian xây dựng theo lối "Nội công ngoại quốc". Diện tích: khoảng 58.000 m2.
9. Chùa Tam Chúc
- Tỉnh cũ: Huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Tỉnh mới: xã Kim Bảng, tỉnh Ninh Bình.
Chùa Tam Chúc nằm trong quần thể khu du lịch Tam Chúc. Diện tích gần 5.000 ha, trong đó gần 1.000 ha hồ nước, 3.000 ha núi đá, rừng tự nhiên cùng nhiều thung lũng, ba mặt bao bọc bởi núi
10. Biển vô cực
- Tỉnh cũ: Xã Thụy Xuân/Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
- Tỉnh mới: Xã Đông Thụy Anh, tỉnh Hưng Yên.

Hiện tượng thiên nhiên xảy ra ở một số bãi biển Thái Bình (cũ) khi thủy triều xuống. Bãi biển và bầu trời như không có ranh giới, tạo ra một không gian vô cực. Thời điểm quan sát lý tưởng: 4h30 - 5h.
11. Thủy điện Hòa Bình
- Tỉnh cũ: Phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa BÌnh.
- Tỉnh mới: Phường Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ.
Thủy điện Hòa Bình do Liên Xô giúp đỡ xây dựng, khởi công năm 1979, khánh thành năm 1994. Một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Cung cấp điện, điều tiết chống lũ cho vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Hà Nội.
12. Suối khoáng Kim Bôi
- Tỉnh cũ: xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
- Tỉnh mới: xã Kim Bôi, tỉnh Phú Thọ.
Suối khoáng Kim Bôi là khu du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh nổi tiếng miền Bắc. Nước khoáng nóng 34 - 46 độ C và thành phần hóa học ổn định, phù hợp cho du khách hồi phục sức khỏe.
13. Hang Sơn Đoòng
- Tỉnh cũ: Xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Tỉnh mới: xã Thượng Trạch, tỉnh Quảng Trị.
Hang Sơn Đoòng được phát hiện năm 1990, tổ chức kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới năm 2013. Tổng chiều dài gần 9 km, vòm hang rộng, thể tích 38,5 triệu m3. Năm 2024 đón hơn 7.500 lượt khách, khách nước ngoài hơn 4.400 lượt.
14. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Tỉnh cũ: Huyện Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.
- Tỉnh mới: xã Bố Trạch và Minh Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng rộng 1.233 km2, với hệ thống hang động, thảm thực vật, núi đá vôi phong phú. Được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003 và Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí đa dạng sinh học năm 2015. Nối liền với khu bảo tồn Hin Nam No của Lào tạo thành quần thể rừng karst lớn nhất Đông Nam Á. Lượng khách 2024: hơn 875.000 lượt.
15. Vũng Chùa - Đảo Yến
- Tỉnh cũ: Xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Tỉnh mới: Xã Phú Trạch, tỉnh Quảng Trị.

Đảo Yến có khu di tích mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, rộng 10 ha, cao 61 m so với mực nước biển. Từng có nhiều chim yến cư ngụ nên còn được gọi là đảo Yến. Lượng khách 2024: 4,42 triệu.
16. Phố cổ Hội An
- Tỉnh cũ: TP Hội An, tỉnh Quảng Nam.
- Tỉnh mới: Phường Hội An, TP Đà Nẵng.
Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất ở hạ lưu sông Thu Bồn. Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới từ năm 1999, với những di sản kiến trúc hàng trăm năm. Diện tích: hơn 61 km2. Lượng khách năm 2024: 4,42 triệu lượt.
17. Thánh địa Mỹ Sơn
- Tỉnh cũ: Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
- Tỉnh mới: xã Duy Phú, TP Đà Nẵng.
Đây là quần thể đền tháp Chăm Pa cổ, được xây dựng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Trung tâm tôn giáo và văn hóa của Vương quốc Chăm Pa, thờ thần Shiva. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1999. Lượng khách 2024: gần 446.000 lượt.
18. Đảo Phú Quốc
- Tỉnh cũ: Huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
- Tỉnh mới: Đặc khu Phú Quốc, tỉnh An Giang.
Đảo Phú Quốc nổi bật với bãi biển dài, cát trắng, nước biển trong xanh như Bãi Khem, Ông Lang, Bãi Sao. Được đầu tư hệ thống khách sạn nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí đẳng cấp quốc tế. Diện tích: 574 km2. Lượng khách năm 2024: hơn 5,9 triệu lượt.
19. Côn Đảo
- Tỉnh cũ: Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tỉnh mới: Đặc khu Côn Đảo, TP Hồ Chí Minh.

Côn Đảo từng là "địa ngục trần gian" nơi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ giam giữ các chiến sĩ cách mạng. Hệ thống nhà tù Côn Đảo là di tích quốc gia đặc biệt. Dần chuyển mình thành thiên đường nghỉ dưỡng và khám phá. Diện tích: 76 km2. Lượng khách 2024: hơn 587.000 lượt.
20. Phan Thiết
- Tỉnh cũ: Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
- Tỉnh mới: Phường Phan Thiết, tỉnh Lâm Đồng.
Phan Thiết nổi tiếng với Mũi Né, có nhiều bãi biển đẹp như bãi Đá Ông Địa, bãi Rang và bãi Hàm Tiến. Nhiều khách sạn, resort cao cấp, được quy hoạch để trở thành điểm đến du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo). Diện tích: 210 km2. Lượng khách 2024: hơn 6,8 triệu lượt.
21. Đảo Phú Quý
- Tỉnh cũ: Huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.
- Tỉnh mới: Đặc khu Phú Quý, tỉnh Lâm Đồng.
Dảo Phú Quý nổi bật với vẻ hoang sơ, nước biển trong xanh và những bãi cát trắng mịn. Các điểm đến gắn với văn hoá và lịch sử: chùa Linh Sơn, hải đăng, lăng thờ cá ông và đỉnh Cao Cát. Diện tích: 17,4 km. Lượng khách 2024: hơn 6,8 triệu lượt.
22. Mũi Điện
- Tỉnh cũ: Thị xã Đông Hòa, Phú Yên, tỉnh Phú Yên.
- Tỉnh mới: Phường Phú Yên, tỉnh Đắk Lắk.
Mũi Điện là một trong hai điểm đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền tại Việt Nam, cùng với Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hoà. Được Bộ Văn Hoá Thể thao công nhận là Di tích danh thắng cấp quốc gia năm 2008.
23. Măng Đen
- Tỉnh cũ: Thị trấn Măng Đen, tỉnh Kon Tum.
- Tỉnh mới: Xã Măng Đen, tỉnh Quảng Ngãi.
Măng Đen được mệnh danh là "Đà Lạt thu nhỏ" với rừng nguyên sinh, hồ, thác nước, rừng thông, khí hậu mát mẻ trong lành, không gian yên bình. Diện tích: 150 km2. Lượng khách 2024: hơn 1,2 triệu lượt.
24. Cồn Phụng
- Tỉnh cũ: Xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
- Tỉnh mới: Xã Phú Túc, tỉnh Vĩnh Long.
Cồn Phùng nằm trên một cù lao nổi giữa sông Tiền, nổi bật với những vườn cây ăn trái xanh tốt và các cơ sở chế biến kẹo dừa truyền thống. Nhiều hoạt động trải nghiệm đậm nét văn hóa miền Tây sông nước như chèo ghe, bắt cá đồng, cưỡi ngựa hay câu cá sấu. Diện tích: 50.000 ha.
25. Cồn Thới Sơn
- Tỉnh cũ: xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Tỉnh mới: Xã Thới Sơn, Đồng Tháp.
Cồn Thới Sơn nằm ở hạ lưu sông Tiền, được bao phủ bởi hệ thống mương rạch chằng chịt. Trải nghiệm miệt vườn gồm hái trái cây, đi xuồng xuôi theo những con rạch giữa hai hàng dừa nước rậm rạp. Diện tích: khoảng 1.200 ha.
26. Ao Bà Om
- Tỉnh cũ: Phường 8, TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh.
- Tỉnh mới: Xã Nguyệt Hóa, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Ao Bà Om có chiều dài 500 m, rộng 300 m xung quanh được bao bọc bởi những cây sao, dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ao Bà Om được được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - thuộc loại Danh lam thắng cảnh, năm 1996.
27. Làng nổi Tân Lập
- Tỉnh cũ: xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An.
- Tỉnh mới: Xã Mộc Hóa, tỉnh Tây Ninh.

Nằm ở vùng trung tâm của Đồng Tháp Mười, với những cánh rừng tràm bạt ngàn và hệ sinh thái ngập nước như sen, súng. Diện tích: khoảng 135 ha.
28. Hồ Tà Đùng
- Tỉnh cũ: Xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.
- Tỉnh mới: Xã Tà Đùng, tỉnh Lâm Đồng.
Tà Đùng là hồ nước nhân tạo, còn được gọi hồ thủy điện Đồng Nai 3. Có hơn 40 hòn đảo với cây cối xanh tốt, khí hậu mát mẻ, được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ của Tây Nguyên. Diện tích hơn 22.000 ha. Lượng khách 2024: hơn 1,2 triệu lượt.
29. Ngã ba biên giới
- Tỉnh cũ: Xã Bờ Y, Quảng Ngãi, Kon Tum.
- Tỉnh mới: Xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Quảng Ngãi.
Đây là nơi tiếp giáp đường biên giới của ba quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia. Có vị trí chiến lược quan trọng về mặt địa chính trị, kinh tế và văn hóa. Cột mốc biên giới được nhiều phượt thủ check in trên hành trình xuyên Việt.
Xem thêm: Du lịch miền Tây: Cập nhật và lưu ý thông tin địa danh, các điểm đến sau sáp nhập
Tin liên quan
Sau sáp nhập, tỉnh Đắk Lắk mới sẽ có phường Tuy Hòa và phường Phú Yên. Tuy nhiên, sự thay đổi địa danh chính cũng gây ra vài điều "gây lú" cho du khách. Ví dụ như: Cảng hàng không Tuy Hòa nằm ở phường Phú Yên; Trường Đại học Phú Yên nằm ở phường Tuy Hòa...
Bị thu hút bởi cái tên gọi mới trên bản đồ hành chính, nhiếp ảnh gia Vũ Ngọc Thiện đã thực hiện chuyến đi đến xã Hạnh Phúc để thu về những bức ảnh đẹp thể hiện rõ nét cuộc sống thanh bình nơi vùng cao Tây Bắc.
Khánh Hòa sau sáp nhập là "tọa độ" du lịch biển cực "chill" với vô vàn hòn đảo, điểm đến thú vị. Nếu còn đang bỡ ngỡ chưa biết đi đâu thì hãy lưu ngay bài viết này nhé!