Vườn quốc gia Xuân Sơn: Tọa độ "chữa lành" lý tưởng ở miền trung du Phú Thọ

Vườn quốc gia Xuân Sơn là 1 trong 15 khu bảo tồn lớn nhất cả nước. Nơi đây còn là đến lôi cuốn những người thích phiêu lưu, khám phá thiên nhiên hoang dã.

Quynh Anh
Quynh Anh 07/01
Theo dõi

Vườn quốc gia Xuân Sơn ở đâu?

Vườn quốc gia Xuân Sơn (VQG Xuân Sơn) thuộc địa phận huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ), nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 80km, Hà Nội 120km. Phía đông giáp với xã Tân Phú (Minh Đài, Long Cốc, Tân Sơn); phía tây giáp với huyện Phù Gia (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình); phía nam giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình); phía bắc giáp với xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.

Vườn quốc gia Xuân Sơn là 1 trong 15 vườn quốc gia lớn nhất tại Việt Nam với tổng diện tích lên đến 33.687ha. Đây địa điểm được quyết định thành lập dưới dạng chuyển đổi từ khu bảo tồn thiên nhiên vào ngày 17/4/2002. Vườn quốc gia này được đánh giá rất cao về mức độ đa dạng sinh học. Hiện nay, nơi đây có nhiều loài động thực vật thuộc nhiều chi ngành như: ngành Quyết, ngành Hạt Trần, cá, bò sát, lưỡng cư, chim, thú, dẻ, sôi, mộc lan...

Đặc biệt, đây là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên đá vôi với diện tích 2.432ha, độ cao từ 700m - 1.300m - là hệ sinh thái điển hình của miền Bắc nước ta với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới còn tồn tại khá nhiều các loài động, thực vật quý hiếm đặc trưng cho vùng núi Bắc Bộ, rất có giá trị nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, giáo dục môi trường và phát triển du lịch. 

vuon-quoc-gia-xuan-son-o-dau-va-vuon-quoc-gia-xuan-son-co-gi-0-1410
Vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi duy nhất có rừng nguyên sinh nằm trên đá vôi

Năm 2010, UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch VQG Xuân Sơn đến năm 2025 tại Quyết định số 3307/QĐ-UBND ngày 20/10/2010, nhằm khoanh vùng, bảo vệ và kêu gọi các nhà đầu tư phát triển du lịch VQG Xuân Sơn. Năm 2019 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt bổ sung Khu Du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn vào danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển Khu du lịch quốc gia, đồng thời, phương án phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030, xác định phát triển Khu du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn là một trong năm trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh. 

Đến  ngày 13/6/2024, tại Quyết định số 509/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định khu du lịch Vườn quốc gia Xuân Sơn là địa điểm tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia của vùng trung du và miền núi phía Bắc và được nêu trong nhóm dự án ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng địa điểm tiềm năng trở thành khu du lịch quốc gia.

Sự phát triển của khu du lịch vườn quốc gia Xuân Sơn gắn với các khu du lịch trọng điểm khác của tỉnh như Đền Hùng, suối khoáng nóng Thanh Thủy, Đền mẫu Âu Cơ... hình thành các tuyến du lịch có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của tỉnh.

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dự báo trong thời gian tới, vườn quốc gia Xuân Sơn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khoảng 2 triệu lượt khách vào năm 2025 (khách lưu trú đạt gần 300 nghìn lượt) và khoảng 5,5 triệu lượt khách vào năm 2030 (khách lưu trú đạt hơn 800 nghìn lượt) đến tham quan, trải nghiệm, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng mạnh vào năm 2025, đạt khoảng 57,57%/năm, doanh thu du lịch tăng cao góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn.... trở thành động lực thúc đẩy phát triển mạnh mẽ đối với du lịch Phú Thọ.

Tham quan vườn quốc gia Xuân Sơn vào mùa nào đẹp nhất?

Với diện tích rộng lớn và khí hậu đặc biệt, vườn quốc gia Xuân Sơn nổi bật với 1 ngày có 4 mùa. Nhiệt độ ở khu vực vườn quốc gia Xuân Sơn sẽ dao động từ 22 - 23 độ C. Buổi sáng se lạnh như mùa xuân, buổi trưa nắng oi như mùa hè, buổi chiều mang không khí mát mẻ của mùa thu, buổi tối lành lạnh như mùa đông.

Thế nhưng, để có một chuyến tham quan, trải nghiệm vườn quốc gia Xuân Sơn trọn vẹn nhất, du khách có thể cân nhắc lịch trình theo 2 thời điểm sau:

- Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): Đây là thời điểm vườn quốc gia Xuân Sơn đang ở mùa khô nên thuận lợi cho việc di chuyển, tham quan, khám phá. Tuy nhiên, vào mùa khô thì cây cối khô cằn hơn, đôi khi không được đẹp như mùa mưa.

vuon-quoc-gia-xuan-son-o-dau-va-vuon-quoc-gia-xuan-son-co-gi-9-1413
Du khách có thể tham quan vườn quốc gia Xuân Sơn quanh năm

- Mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10 hằng năm): Vào mùa mưa, cây cối trong vườn quốc gia xanh tươi, xum xuê hơn, song nhược điểm lớn là đi lại khó khăn, dễ gây ra các tai nạn nguy hiểm. Vì thế, nếu lựa chọn đến vườn quốc gia Xuân Sơn vào mùa mưa, bạn cần chuẩn bị kỹ các tư trang như: áo mưa, giày ủng chống nước, thuốc côn trùng... và phải chuẩn bị tốt kỹ năng di chuyển ở những nơi địa hình khó khăn, kỹ năng sơ cứu, kỹ năng thoát hiểm trong trường hợp không may gặp sự cố...

Di chuyển đến vườn quốc gia Xuân Sơn bằng cách nào?

Vườn quốc gia Xuân Sơn chỉ cách thành phố Việt Trì và Thủ đô Hà Nội trên dưới 100km, vì thế, đây là quãng đường khá thuận lợi cho việc di chuyển. Nếu muốn đến tham quan "tọa độ" du lịch xanh này, du khách có thể lựa chọn di chuyển bằng các phương tiện sau:

Di chuyển bằng máy bay

Nếu bạn là du khách nước ngoài, du khách sinh sống ở miền Trung, miền Nam của Tổ quốc thì nhất định phải di chuyển bằng máy bay đến sân bay quốc tế Nội Bài. Chi phí di chuyển bằng máy bay sẽ tùy theo hãng, theo mùa. 

Trung bình thời gian di chuyển từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đến sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 2 giờ đồng hồ. Từ sân bay quốc tế Nội Bài, du khách di chuyển bằng ô tô khách, taxi, xe ô tô cá nhân đến Phú Thọ và đi vào khu vực vườn quốc gia Xuân Sơn.

Di chuyển bằng tàu Hỏa

Nếu du khách muốn trải nghiệm chuyến du lịch bằng tàu hỏa thì có thể di chuyển đến ga Hà Nội, mua vé chuyến tàu hỏa đến ga Việt Trì. Tiếp đó, di chuyển đến vườn quốc gia Xuân Sơn bằng ô tô khách, taxi hoặc ô cá nhân. Nếu du khách đi du lịch theo tour thì di chuyển bằng xe tour. 

vuon-quoc-gia-xuan-son-o-dau-va-vuon-quoc-gia-xuan-son-co-gi-8-1417
Du khách có thể di chuyển đến vườn quốc gia Xuân Sơn bằng nhiều phương tiện khác nhau

Di chuyển bằng xe khách

Vì vườn quốc gia Xuân Sơn cách thành phố Việt Trì và Thủ đô Hà Nội không quá xa nên nhiều người chọn phương tiện di chuyển bằng xe khác. Du khách có thể mua vé xe khách ở bến xe Mỹ Đình, giá vé dao động từ 60.000 đồng - 100.000 đồng, tới thẳng huyện Tân Sơn. Khi đến bến xe Tân Sơn, bạn đi taxi hoặc xe ôm vào vườn quốc gia. 

Lưu ý, cung đường đi khá gồ ghề nên xe không thể vào sâu bên trong, bạn sẽ phải đi bộ khoảng 1,5 - 2km để tới vườn quốc gia Xuân Sơn. 

Di chuyển bằng phương tiện cá nhân

Ngoài các phương tiện trên, du khách thể thực hiện chuyến đi đến vườn quốc gia Xuân Sơn bằng phương tiện cá nhân như ô tô tự lái, xe máy. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn phải là người có tay lái cứng, có đầy đủ giấy phép lái xe. Và đặc biệt, bạn nên tìm hiểu trước về cung đường di chuyển đến vườn quốc gia Xuân Sơn.

Trong trường hợp du khách di chuyển bằng xe máy từ Hà Nội thì sẽ đi theo hướng từ Big C Thăng Long tới đại lộ Thăng Long rồi đi thẳng tới đường DT87a (đường đi tới vườn quốc gia Ba Vì). Tiếp đó rẽ trái, đi thẳng theo hướng cầu Đồng Quang, rẽ phải tới đường 317 và đi thẳng ra đường DT316 (nếu muốn thư giãn suối khoáng nóng Thanh Thủy bạn có thể dừng tại đây). Đi hết đoạn đường này bạn rẽ trái và đi thẳng tới bến xe Thanh Sơn, từ ngã tư Thanh Sơn rẽ phải theo đường QL32 sẽ thấy có biển chỉ dẫn đi VQG Xuân Sơn cách 40km. 

Vườn quốc gia Xuân Sơn - 1 trong 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam

Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên vùng tam giác giáp ranh giữa 3 tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình, Sơn La với tổng diện tích gần 33.700, trong đó: vùng lõi hơn 15.000 ha, đứng thứ 12 trong số 15 vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam.  Nơi đây được coi là "lá phổi xanh" của toàn vùng. Theo Viện Điều tra quy hoạch rừng, Trường ĐH Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật... vườn quốc gia Xuân Sơn có giá trị cao về đa dạng sinh học. Trong đó có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm đang bị đe dọa ở mức độ toàn cầu. 

Vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi với diện tích 2.432ha, độ cao từ 700m - 1.300m - là hệ sinh thái điển hình của miền Bắc nước ta với kiểu rừng nhiệt đới và á nhiệt đới còn tồn tại khá nhiều loài động, thực vật quý hiếm đặc trưng cho vùng núi Bắc bộ, rất có giá trị nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, giáo dục môi trường và phát triển du lịch.

vuon-quoc-gia-xuan-son-o-dau-va-vuon-quoc-gia-xuan-son-co-gi-7-1420
Vườn quốc gia Xuân Sơn là 1 trong 15 vườn quốc gia lớn nhất ở nước ta

Vườn quốc gia Xuân Sơn có sự đa dạng về hệ sinh thái và thảm thực vật rừng với 9 kiểu hệ sinh thái: Kiểu hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, Kiểu hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu, Kiểu Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp trên đất đá vôi xương xẩu, Kiểu hệ sinh thái Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp, Kiểu hệ sinh thái rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy, Kiểu hệ sinh thái rừng thứ sinh tre nứa, Kiểu hệ sinh thái rừng trồng, Kiểu hệ sinh thái trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác, Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp.

Vườn quốc gia Xuân Sơn còn là nơi có sự đa dạng về thành phần loài động - thực vật. Trong thành phần thực vật, ở nơi đây có đủ các yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Hiện vườn đang lưu giữ và bảo tồn 1.217 loài thực vật. Trong đó có 665 loài cây thuốc quý và 300 loài cây rừng, 365 loài động vật. 

Về đa dạng động vật, vườn quốc gia Xuân Sơn hiện ghi nhận 76 loài thú thuộc 24 họ, 8 bộ; 182 loài chim thuộc 47 họ, 15 bộ; bò sát 44 loài thuộc 14 họ, 2 bộ; ếch nhái 27 loài thuộc 6 họ,1 bộ. Trong số 76 loài thú rừng có tới 29 loài thú quý hiếm (chiếm 37,7% tổng số loài thú). Trong đó, 20 loài ghi trong Danh lục đỏ IUCN (2004), 25 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2000) và 24 loài ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP. Vườn còn là sinh cảnh của 182 loài chim, với thành phần khá phong phú cả về số bộ, họ và loài.... 

Tóm lại, vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi có giá trị sinh học cao, có nhiều lợi ích không chỉ cho cộng đồng dân cư trong khu vực mà còn đem lại giá trị to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái, phục vụ giáo dục, nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý... Vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi có giá trị đa dạng sinh học cao, là nơi lưu giữ và bảo tồn các loài động thực vật đặc hữu, các nguồn gen quý, mẫu chuẩn hệ sinh thái có giá trị trong nước cũng như trên thế giới.

Vườn quốc gia Xuân Sơn có những trải nghiệm thú vị gì?

Như đã chia sẻ, vườn quốc gia Xuân Sơn không chỉ là nơi bảo tồn đa dạng sinh học mà còn là một trong những "tọa độ" du lịch xanh ấn tượng của tỉnh Phú Thọ. Khi thực hiện chuyến hành trình đến vườn quốc gia Xuân Sơn, du khách sẽ được khám phá và trải nghiệm rất nhiều điều thú vị. Người Du lịch xin gợi ý một số trải nghiệm thú vị mà du khách nên có khi đến vườn quốc gia Xuân Sơn:

Khám phá hệ thống hang động tuyệt đẹp ở vườn quốc gia Xuân Sơn

Vườn quốc gia Xuân Sơn nổi tiếng với hệ thống hang động đẹp, được tạo nên sau hàng triệu năm thay đổi địa chất. Các hang động ở đây tuy không có nhiều thạch nhũ lạ mắt như Phong Nha Kẻ bàng nhưng vẫn chứa đựng nhiều điều thú vị, hấp dẫn du khách. 

Trong chuyến hành trình đến vườn quốc gia Xuân Sơn, du khách đừng bỏ lỡ các hang động dưới đây:

- Hang Thổ Thần thuộc địa phận bản Lấp, là một trong những hang động lớn và dài nhất ở vườn quốc gia Xuân Sơn. Hang Thổ Thần ăn sâu vào lòng núi Ten, cửa hướng ra cánh đồng Mường Lạng. Bên trong hang động có nhũ đá mềm, màu đục như đất vì thì hang này còn có tên gọi khác là "Hang Đất".

- Hang Na thuộc địa phận bản Lấp, nằm trên đường đi tới thác Lưng Trời. Cửa hang ẩn giữa các bụi cây rậm rạp, lơ lửng giữa vách núi. Bên trong hang có nhiều khối đá to nhỏ, tròn xoe như quả na nên có tên gọi là Hang Na.

vuon-quoc-gia-xuan-son-o-dau-va-vuon-quoc-gia-xuan-son-co-gi-4-1427
Hang động tại vườn quốc gia Xuân Tiên có nhiều điều thú vị để du khách phám phá

- Hang Lạng có độ cao trung bình 10 mét, có nơi phình ra cao tới 20 - 30 mét. Hang rộng trung bình từ 10 đến 15 mét. Hang có một con suối nhỏ chảy qua, nền hang được tạo nên bởi lớp đá củ đậu, cát vàng và đất sét. Từ trần hang đổ xuống nhiều khối thạch nhũ với hình thù thú vị.

- Động Tiên được hình thành bên trong lòng núi đá cẩm thạch, có độ dài 10km. Bên trong hang là đường thông gió lên thẳng đỉnh núi nên không khí rất trong lành. Ở nơi đây có hồ nước hình thành Động Tiên với nhiều loài cá lạ mắt sinh sống.

Khám phá suối, thác tuyệt đẹp ở vườn quốc gia Xuân Sơn

Đến vườn quốc gia Xuân Sơn, du khách không nên bỏ qua việc trải nghiệm sự mát lành từ con suối, dòng thác: 

- Suối Tiên được chảy ra từ Động Tiên. Nước suối trong veo, mát lành, có nhiều loài cá sinh sống. Ở suối này, du khách có thể tắm mát, cắm trại. 

- Thác Lưng Trời nằm gần hang Thổ Thần. Đường đi đến thác Lưng Trời khá hiểm trở nhưng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Thác uốn lượn theo vách núi, nước tung bọt trắng xóa quanh năm. Bên dưới là hồ nước rộng với cây cối mọc xanh tươi. 

Tham quan bảo tàng thiên nhiên ở vườn quốc gia Xuân Sơn

Trong lòng vườn quốc gia Xuân Sơn, du khách có cơ hội tham quan bảo tàng thiên nhiên với vô vàn điều thú vị. Nơi đây trưng bày nhiều mẫu tiêu bản của động, thực vật quý hiếm. Bên cạnh đó, bảo tàng còn có các mô hình mô phỏng quá trình sinh sống, sản xuất kinh tế của đồng bào dân tộc Mường, dân tộc Dao. 

Đặc biệt, bảo tàng có cán bộ chuyên trách thuyết minh về quá trình hình thành, xây dựng nên vườn quốc gia Xuân Sơn. Nhờ đó, bạn có thêm nhiều kiến thức thú vị về nơi này.

Tham quan các bản làng dân tộc Mường, dân tộc Dao

Trong khuôn viên vườn quốc gia Xuân Sơn còn có bóng dáng sinh sống của đồng bào dân tộc Mường, dân tộc Dao. Ở đó, họ xây dựng bản làng và sống hòa hợp với thiên nhiên:

- Bản Dù nằm ở trung tâm vườn quốc gia Xuân Sơn. Ở đây, bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản được chế biến từ cây chuối cô đơn (chuối Bạc Hà).

vuon-quoc-gia-xuan-son-o-dau-va-vuon-quoc-gia-xuan-son-co-gi-3-1431

- Bản Lấp nằm cách bản Dù khoảng chục km. Đây là bản khá nhỏ chỉ có khoảng 30 nóc nhà. Người dân sinh sống chủ yếu bằng việc vào rừng kiếm củi, đánh cá, hái rau rừng...

- Bản Cỏi là nơi sinh sống của người Dao Tiền với khoảng 100 nóc nhà. Bản Cỏi là khu vực xa nhất của vườn quốc gia Xuân Sơn, xung quanh bao bọc bởi núi cao và rừng già.

Một số lưu ý quan trọng khi tham quan vườn quốc gia Xuân Sơn

Không chỉ nắm rõ các địa điểm tham quan trong khu vực vườn quốc gia Xuân Sơn, du khách cần nắm bắt được các kinh nghiệm quan trong dưới đây để có chuyến đi ý nghĩa:

- Quãng đường di chuyển đến vườn quốc gia Xuân Sơn không có nhiều cửa hàng, quán xá nên du khách cần chuẩn bị kỹ các vật dụng cần thiết như: quần áo, thực phẩm khô, nước uống, thuốc men...

vuon-quoc-gia-xuan-son-o-dau-va-vuon-quoc-gia-xuan-son-co-gi-1

- Hãy lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp theo thời tiết.

- Hãy mặc trang phục gọn gàng, dễ di chuyển và nên đi giày thể thao vì đường đi ở đây khá khó khăn.

- Hãy chuẩn bị đủ kinh phí cũng như giấy tờ tùy thân để phòng trường hợp cần sử dụng.

- Đặc biệt, hãy "trang bị" cho mình sức khỏe tốt để có đủ thể lực khám phá những điều thú vị ở vườn quốc gia Xuân Sơn.

Xem thêm: Suối nước nóng Bản Mạc - "tọa độ" camping cực chill nhưng ít người biết ở Lào Cai


Bài mới

Review nhanh chuyến Nha Trang - Vĩnh Hy 3N2Đ: Không cháy nắng không chịu về

Với chi phí 5.9 triệu đồng, mình đã có chuyến đi Nha Trang - Vĩnh Hy đầy thú vị. Cùng tham khảo nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 21 giờ trước
Tips khám phá cố đô Huế với hầu bao hạn hẹp

Tips khám phá cố đô Huế siêu tiết kiệm này được lập ra dành cho các bạn sinh viên, những người có thu nhập thấp nhưng đam mê xê dịch. Cùng tìm hiểu nhé!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Phú Quý mùa này: Ai có ý định đi nhất định phải đọc hết cái này rồi hãy book vé!

Mình vừa đi Phú Quý về, không nói điêu - đây là cái đảo mà lúc ở thì nhớ nhà, nhưng lúc về rồi thì nhớ đảo. Ai đang có ý định đi NHẤT ĐỊNH PHẢI đọc hết cái này rồi hãng book vé.

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 3 ngày trước
Cầm 500k “công phá” bản đồ du lịch Pleiku 2 ngày 1 đêm

Đối với mình Pleiku là một địa điểm khá thú vị, với thời thiết dễ chịu không nóng bức, đường xá rộng rãi đi thoải mái, điểm chơi không có nhiều nhưng với 50k tiền xăng thì đi những điểm trên là khá đủ cho 2 ngày 1 đêm rồi.

Hồng Anh
Hồng Anh 4 ngày trước
5 'KHÔNG' cần nhớ khi đi du lịch Phú Quốc

Sau chuyến đi du lịch Phú Quốc đầy lý thú của mình, Minh Châu đúc rút được 5 "không" quan trọng. Đây là tips du lịch xịn sò mà bạn nên lưu ngay lại để tham khảo. 

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 4 ngày trước
Review trekking Tả Liên Sơn 2 ngày 1 đêm – Chinh phục khu rừng cổ tích

Tả Liên Sơn nằm ở tỉnh Lai Châu,  đỉnh núi cao 2996M nằm trong Top 6/15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Nếu bạn yêu thích cảnh rừng núi thiên nhiên đa dạng thì đừng bỏ lỡ cung trek này nha.

Hồng Anh
Hồng Anh 5 ngày trước
Cùng em bé 16 tháng “vi vu” Đà Nẵng – Hội An 4 ngày 3 đêm

Gia đình mình vừa có chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm siêu dễ thương tại Đà Nẵng – Hội An cùng với em bé 16 tháng tuổi nên muốn chia sẻ chút kinh nghiệm để các gia đình có con nhỏ tham khảo nhé!

Hồng Anh
Hồng Anh 6 ngày trước
Đủ nắng hoa sẻ nở, đủ tiền phải đi ngay Nam Du

Nam Du đang vào mùa đẹp nhất, tranh thủ làm một chuyến đến đảo để tận hưởng biển xanh, cát trắng, nắng vàng và thưởng thức hải sản tươi ngon nào!

Mai Anh Nguyễn
Mai Anh Nguyễn 7 ngày trước
Đi Măng Đen mấy ngày là đủ?

Măng Đen được mệnh danh là "Đà Lạt thu nhỏ" với rừng nguyên sinh, hồ nước, rừng thông, khí hậu mát mẻ. Đây là địa điểm lý tưởng để 1 chuyến du lịch trải nghiệm. Vậy nên đi Măng Đen mấy ngày là đủ?

Bỏ túi kinh nghiệm khám phá Phan Thiết - Mũi Né 2 ngày 2 đêm

Bạn đang tìm một chuyến đi ngắn ngày để “nạp năng lượng”? Hãy cùng khám phá Phan Thiết – Mũi Né trong 2 ngày 2 đêm, nơi hội tụ đầy đủ biển xanh, cát trắng và nắng vàng!

Cầm 5 triệu đồng “phá đảo” Lý Sơn 4 ngày 3 đêm

Với tiêu chí “Tối ưu phần cần thiết, cháy hết mình phần đáng giá”, cô nàng Hoàng Thương đã có một chuyến khám phá đảo Lý Sơn 4 ngày 3 đêm với vô vàn trải nghiệm tuyệt vời.

Du lịch Măng Đen - Pleiku và “kiếp nạn nhớ đời” cùng với Pơ Lang Farmstay

Nếu bạn đang có ý định du lịch Măng Đen – Pleiku thì đọc ngay bài review siêu chi tiết của bạn Tăng Hữu Cường dưới đây nhé! Một chuyến đi đầy “kiếp nạn” nhưng cũng quá trời kỷ niệm đáng nhớ!

Mình đã săn biển vô cực như thế nào?

Nếu bạn đang muốn "săn" vẻ đẹp trời phú của biển vô cực Thái Bình thì đừng bỏ qua bài viết được chia sẻ bởi blogger "Blog Của Rọt" nhé!

Cầm 2 triệu xin sếp 'off' 5 ngày đi Phú Yên chữa lành sẽ như thế nào?

Khi công việc áp lực quá, mình quyết định xin off vài hôm để đi Phú Yên chữa lành tâm hồn. Đây là chuyến đi 5N4Đ.

20 điều nên trải nghiệm khi đi Phú Yên lần đầu

Tôi là "nạn nhân" của việc "đi chữa lành ở Phú Yên" vì đi về là lụy, đầu óc không có gì ngoài Phú Yên.

Bỏ 500 'cành' trải nghiệm 24h ở biển Ba Động, liệu có xứng đáng?

Trong hành trình 15 ngày khám phá miền Tây thì có lẽ đây là một ngày đáng nhớ nhất của mình!

Đề xuất