Vì sao người H'Mông là dân tộc đặc biệt nhất trong các tộc người phía Bắc Việt Nam?
Người H'Mông là một tộc người rất đặc biệt trong các tộc người phía Bắc Việt Nam. Nghiên cứu về người H'Mông là thách thức lớn trong nghiên cứu dân tộc học.
Người H'Mông có lịch sử thiên di đến Việt Nam từ lâu đời
Người H'Mông (hay người Mông) là nhóm dân tộc thiểu số có địa bàn cư trú truyền thống là Trung Quốc và các nước lân cận tiểu vùng Đông Nam Á (Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar). Tại Việt Nam, người H'Mông là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng kể trong 54 dân tộc anh em. Tên gọi dân tộc được ông Cư Hòa Vân nêu ra là "Mông" hoặc "Hmôngz".
Dưới đây là một số thông tin tổng hợp về dân tộc H'Mông tại Việt Nam:
Nguồn gốc lịch sử: Cách đây khoảng 4 - 5 nghìn năm, hai dân tộc người H'Mông và Dao cùng bị người Hán đẩy ra khỏi vùng đất Tam Miêu ở Trung Quốc, phải chịu các cuộc binh chiến và thiên di kéo dài hàng nghìn năm. Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, họ bắt đầu thiên di vào vùng Đông Nam Á. Dựa vào màu sắc trang phục và ngữ âm, người H'Mông ở Việt Nam được chia thành 4 nhóm chính: H'Mông Trắng, H'Mông Đen, H'Mông Xanh, H'Mông Hoa.

Dân số: 1.393.547 người tính đến thời điểm ngày 1/4/2019. 711 066, 682 481 (Theo Kết quả điều tra thu thập thông tin về tình trạng kinh tế xã hội của 54 dân tộc thiểu số năm 2019 của Ủy ban Dân tộc Việt Nam – Tổng cục Thống kê).
Ngôn ngữ: Thuộc hệ H'Mông-Dao.
Phân bố địa lý: Chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Đắk Nông… Hiện nay người H'Mông đã di cư sang nhiều nơi khác như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng.
Đặc điểm chính về tập quán sinh sống:
- Nhà ở: Nhà sàn, nhà gỗ lợp tranh, nhà trình tường đất; nhà trệt có 3 gian hai chái, có từ hai đến ba cửa; gian giữa đặt bàn thờ. Ở các vùng núi đá, mỗi nhà có một khuôn viên riêng, cách nhau bằng bức tường xếp đa cao khoảng 2m.

- Cấu trúc gia đình: Phụ hệ.
- Trang phục truyền thống: Trang phục phụ nữ có màu sắc sặc sỡ, nhiều hoa văn; trang phục nam giới thì áo có màu đen, áo cánh ngắn, quần dài, dùng khăn quấn đầu.
- Ẩm thực: mèn mén, rượu ngô, rượu gạo, thắng cố.
- Lễ tết: Người H'Mông ăn Tết năm mới truyền thống từ đầu tháng 12 âm lịch, sớm hơn Tết Nguyên đán 1 tháng. Một số nơi, người H'Mông ăn Tết Độc lập vào ngày 2/9.
- Tín ngưỡng: Người H'Mông thờ ông Trời. bên cạnh đó, do ảnh hưởng của Vật linh giáo, đến nay, người H'Mông vẫn có quan niệm về "vạn vật hữu linh". Nghĩa là mọi vật đều có linh hồn, khi vật chết thì hồn cũng sẽ biến thành ma. Nếu người thân chết thì hồn biến thành ma tổ tiên và được con cháu thờ cúng tại bàn thờ trong nhà. Ngoài ra, người H'Mông cũng bị ảnh hưởng bởi Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo, song các tôn giáo này đều hòa quyện cùng Vật linh giáo. Vì thế, thầy cúng người H'Mông luôn giữ vai trò trung gian giữa con người và thần linh. Người H'Mông còn thờ cúng ma bếp, ma cửa, ma buồng...

- Điều kiện kinh tế: Người H'Mông chủ yếu sản xuất nong nghiệp; ngoài ra, người H'Mông còn sản xuất thủ công gia đình, làm dịch vụ thương mại và các ngành nghề khác.
- Điều kiện giáo dục: Theo “Đặc trưng cơ bản của 54 dân tộc thiểu số năm 2019” do Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê thực hiện Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông: 54,3%; Tỷ lệ người đi học chung cấp tiểu học: 99,9%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học cơ sở: 77,3%; Tỷ lệ người đi học chung cấp trung học phổ thông: 29,5%; Tỷ lệ trẻ em ngoài nhà trường: 22,6%.
Vì sao người H'Mông là dân tộc đặc biệt nhất trong các tộc người phía Bắc Việt Nam?
Người H’Mông là một tộc người rất đặc biệt trong các tộc người phía Bắc Việt Nam. Nghiên cứu về H’Mông là thách thức lớn trong nghiên cứu dân tộc học.
Sắc tộc H'Mông, còn được gọi là Miêu tộc hay người Mèo, ước tính hiện có hơn 6 triệu người trên thế giới. Họ cư trú trên các thung lũng của miền núi phía Bắc (Việt Nam). Leo ngược lên các triền núi dốc ở độ cao một nghìn ta bắt gặp các bản làng người Mông, bốn mùa mây mù, sương phủ. Bao quanh những bản làng này là những vạt rừng thưa, những trảng cỏ, những dãy đồi trọc trơ sỏi đá, với những con đường mòn vừa đủ cho người địu gùi, coon ngựa thồ nằm vắt mình qua các triền núi cheo leo.

Giữa khung cảnh tịch mịch hoang vu ấy, du khách bắt gặp những cô gái, chàng trai người Mông đi chợ, bộ trang phục nữ với váy, áo, khăn, vòng, ô sặc sỡ, lóng lánh vòng khuyên, nổi bật lên giữa cái thâm u của rừng núi, làm cho cảnh sắc thiên nhiên bỗng sinh động và ấm áp.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Mạnh Tiến: "Giữa hỗn độn của bức tranh tộc người, nhóm tộc người miền núi phía Bắc Việt Nam cuối thế kỉ 19, hình thành hai lớp quyền lực chủ đạo. Trong đấy, lớp quyền lực vành đai núi thấp Mường – Thái (Tây Bắc) và Tày (Đông Bắc) là vành đai quyền lực nổi trội, sức mạnh của họ bao trùm toàn các vùng núi. Trong đấy, vượt thoát trên các đỉnh núi cả của Đông Bắc và Tây Bắc, bởi sự dữ dằn, thiện chiến và đông đảo, lại hình thành riêng lớp quyền lực của người H’mông”.
Người H’Mông chọn những đỉnh núi để dễ thở hơn khi không bị cai trị trực tiếp bởi các chúa đất trong vùng và bằng cách thức riêng của mình. Người H’Mông dù đến muộn, vẫn trở nên đáng kể trong thang bậc quyền lực miền núi phía Bắc.
Xem thêm: Top 10 tour du lịch "độc nhất vô nhị" chỉ có ở Việt Nam
Tin liên quan
Hội An sẽ trở thành điểm dừng chân dài ngày hơn và có chiều sâu hơn nếu như bạn làm được 9 điều dưới đây.
Trekking là một trong những lựa chọn du lịch mà bạn có thể cân nhắc cho dịp nghỉ lễ "dài hơi" 30/4 - 1/5. Hãy cùng tham khảo một vài gợi ý cung trekking "tránh đông" dưới đây nhé!
Cùng với người bạn đồng hành – chiếc xe thồ của ông nội, tôi nhất định sẽ dừng bánh tại TP.HCM đúng ngày 30/4, tận mắt xem diễu binh, mừng 50 ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài mới

Để có buổi "concert Quốc gia" trọn vẹn, ngay từ bây giờ, các bạn hãy tranh thủ học thuộc các ca khúc diễu hành trong đại lễ 30/4. Học thuộc rồi thì lễ này phải tự tin hòa giọng chào mừng kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước nhé!