Top 7 lăng tẩm đẹp nhất ở Huế, bạn có thể ghé thăm vào dịp 30/4 - 1/5
Nếu có ý định đến Huế vào dịp 30/4 - 1/5 thì bạn đừng bỏ qua top 7 lăng tẩm này nhé. Đây là địa điểm giúp bạn tìm hiểu về lịch sử thời Nguyễn và chụp những bức hình đẹp.
MỤC LỤC
Huế không chỉ nổi tiếng là vùng đất thơ mộng, hữu tình mà còn cuốn hút bởi các khu lăng tẩm - nơi an nghỉ của các vị vua triều Nguyễn. Các khu lăng tẩm được xây dựng nằm về hướng Tây của kinh thành với ý nghĩa "Thái Dương Tây Hạ" (Mặt trời lặn phía Tây). Mỗi nhà vua và lăng tẩm của họ đều gắn liền với một câu chuyện lịch sử hào hùng.
Nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua nhưng chỉ có 7 nhà vua được xây dựng nơi an nghỉ. Trong số 7 lăng tẩm ở Huế, có 4 lăng tẩm được đánh giá là đẹp nhất trong quần thể kiến trúca lăng tẩm ở cố đô: Lăng vua Khải Định, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức và lăng Gia Long.
Nếu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, bạn có lịch trình đến Huế tham quan thì đừng bỏ qua việc chiêm bái những lăng tẩm này nhé:
1. Lăng vua Gia Long - Thiên Thọ Lăng
Lăng vua Gia Long nằm trong quần thể hệ thống lăng tẩm ở Huế được xây dựng trong vòng 6 năm, có chu vi rộng gần 12.000m. Vì tọa lạc tại quần sơn Đại Thiên Thọ nên lăng Gia Long còn có tên gọi là Thiên Thọ Lăng. Lăng tẩm của vua Gia Long không chỉ có vị trí phong thủy đẹp bậc nhất trong các lăng tẩm ở Huế mà còn nổi tiếng bởi chuyện tình son sắt giữa nhà vua và hoàng hậu của mình.

Lăng vua Gia Long được bao quanh bởi núi Thiên Thọ với phía trước là 28 dáng núi nhỏ bao bọc tả hữu xung quanh. Khuôn viên của lăng rộng rãi nhưng không có lâu đài đình tạ và không xây dựng la thành. Những ngọn đồi thông xung quanh giăng ra như bàn tay khổng lồ bao bọc, che chở cho giấc ngủ ngàn thu của vua. Khung cảnh nên thơ ấy đã làm say đắm biết bao du khách.
Lăng vua Gia Long tọa lạc ở xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, nằm dọc bên bờ sông Hương. Khi đến đây, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy.
2. Lăng vua Khải Định - Ứng Lăng
Lăng vua Khải Định có tên là Ứng Lăng, tọa lạc ở núi Châu Chữ, xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Đây là nơi an nghỉ của vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Diện tích của lăng không quá lớn so với các lăng tẩm khác nhưng lăng vua Khải Định được xây dựng lâu nhất, trong vòng 11 năm. Tuy không hoành tráng về kích thước nhưng lăng Khải Định lại khiến người đời sau ngưỡng mộ bởi sự tinh tế, sắc sảo của công trình. Ở lăng Khải Định, người ta nhận thấy rõ nét sự giao thoa hài hòa giữa cổ điển phương Đông và nét hiện đại phương Tây.

Ứng Lăng được xây dựng theo dạng hình khối chữ nhật. Với 127 bậc thang, lăng được nâng đỡ lên vị trí uy nghiêm, trang trọng. Hai trụ cổng hình tháp mang màu sắc kiến trúc Ấn Độ. Các trụ biểu xung quanh mang đặc trưng Phật giáo phương Dông. Dãy rào chắn bọc phía ngoài có hình dáng những cây thánh giá. Các vòm cửa hình cung thì chứa đựng đặc trưng của mỹ thuật Roman...
Điểm nổi bật ở lăng vua Khải Định là 2 hàng binh lính được đúc với tỉ lệ như người thật (tỉ lệ 1:1). Vua Khải Định là vị vua đầu tiên đúc tượng đồng và còn nổi bật với bức tranh "Cửu Long ẩn vân" rất hoành tráng và vẫn lưu giữ cho đến ngày nay.
3. Lăng vua Minh Mạng - Hiếu Lăng
Hiếu Lăng là nơi an nghỉ của vua Minh Mạng - vị vua thứ 2 của triều Nguyễn. Lăng vua Minh Mạng tọa lạc trên núi Cẩm Khê - nơi giao thoa của 2 dòng Hữu Trạch và Tả Trạch của dòng sông Hương thơ mộng. Dù chỉ được xây dựng trong vòng 3 năm nhưng lăng vua Minh Mạng vẫn được biết đến là một trong những lăng tẩm đẹp nhất, công phú nhất ở Huế.

Lăng vua Minh Mạng có diện tích 1750m2, tổng thể kiến trúc gồm 50 công trình lớn nhỏ với quy mô khác nhau: Đình Tạ, Lâu Đài, Cung Điện,…Tất cả đều được sắp xếp theo trục thẳng, bắt đầu Đại Hồng Môn, xung quanh có thêm 2 cửa Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn, phía trong có sân rộng và nhiều tượng đá, cuối cùng là phần mộ của nhà vua.
4. Lăng vua Tự Đức - Khiêm Lăng
Lăng vua Tự Đức có tên gọi là Khiêm Lăng, tọa lạc trong một thung lũng hẹp ở thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, TP Huế. Đây là lăng tẩm đẹp với các công trình kiến trúc độ đáo.
Lăng vua Tự Đức được xây dựng từ năm 1864 - 1867 với diện tích 475ha. Khiêm Lăng sở hữu vẻ đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình với sự hài hòa hoàn mỹ, xen giữa các kiến trúc tuyệt mỹ là những ngọn đồi nhấp nhô cùng hồ nước trong xanh êm ả.

Lăng vua Tự Đức có 50 công trình được xây dựng gồm tẩm điện, lăng mộ và các công trình có chữ Khiêm. Công trình đầu tiên là Vụ Kiêm Môn, tiếp theo là Cung Môn, điện Hòa Khiêm, điện Lương Khiêm, điện Ôn Khiêm và cuối cùng là nơi đặt mộ vua.
Điểm đặc biệt nhất trong Khiêm Lăng là Minh Khiêm Đường - nhà hát cổ duy nhất trong các lăng tẩm và có giá trị về mặt nghệ thuật trang trí và kiến trúc. Ngoài ra Dũ Khiêm Tạ và Hồ Lưu Khiêm cũng là những công trình nghệ thuật.
Tấm bia Khiêm Cung Ký một công trình nổi bật với tấm bia với 4935 được khắc bằng chữ Hán trên hai mặt bia và bia mộ với số lượng văn tự nhiều nhất cả nước. Cung đường quanh co lát bằng gạch Bát Tràng cùng khung cảnh thơ mộng của hồ nước, rừng thông cũng là vị trí tham quan, chụp ảnh ấn tượng.
5. Lăng vua Thiệu Trị - Xương Lăng
Xương Lăng tọa lạc ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Lăng có thế dựa lưng vào núi Thuận Đạo. Đây là nơi an nghỉ của vua Thiệu Trị và cũng là lăng mộ được xây dựng với thời gian ngắn nhất, trong vòng 10 tháng.
Xương Lăng mang nét kiến trúc của lăng Gia Long và vua Minh Mạng với vẻ đẹp tinh xảo và đầy tính thẩm mỹ. Đây là lăng tẩm duy nhất được xây dựng quay mặt về hướng Tây - Bắc, hướng này không được nhiều công trình lựa chọn để xây dựng.
Phần xương lăng không có la thành, khu vực lăng mộ và tẩm điện được đặt riêng tư. Thay vào đó, vua cho sử dụng các tinh hoa của tự nhiên để làm bình phong và hậu chẩm. Lăng được chia làm 2 phần, lăng và tẩm. Toàn bộ khu vực được xây dựng tỉ mỉ, cẩn thận, mang những giá trị kiến trúc độc đáo giao thoa giữa phương Đông và phương Tây tạo nên khung cảnh vừa hữu tình vừa cổ điển. Xung quanh lăng còn có vườn trái cây xanh mát, những cánh đồng lúa mênh mông bạt ngàn.
6. Lăng vua Đồng Khánh - Tư Lăng
Tư Lăng được xây dựng trên địa phận làng Cư Sĩ, nay là thôn Thượng Hai, phường Xuân Thủy, TP Huế. Lăng vua Đồng Khánh là nơi an nghỉ của vị vua thứ 9 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng trải qua 4 đời vua khác nhau nhưng vẫn mang kiến trúc của 2 thời điểm lịch sử.

Tư Lăng là sự giao thoa giữa kiến trúc Á - Âu, mang lối kiến trúc truyền thống nhưng vẫn có chút ảnh hưởng của kiến trúc Tây Âu. Lăng nằm ẩn mình giữa cảnh quan thiên nhiên xanh mát của rừng cây đã mang đến vẻ đẹp không thể nhầm lẫn giữa kinh thành Huế uy nghiêm.
Khu vực chính điện là những hàng cột được sơn son thếp vàng trai trí tứ linh, tứ quý. Trên các bờ nóc, khu điện Ngưng Hy có bố trí bức phù điêu bằng đất nung miêu tả cuộc chiến tranh Pháp - Việt thời Napoleon.
7. Lăng vua Dục Đức - An Lăng
An Lăng được xây dựng giản dị và đơn giản hơn các lăng tẩm còn lại. An Lăng tọa lạc ở phường An Cựu, là nơi an táng của 3 vị vua: vua Dục Đức (cha), vua Thành Thái (con) và vua Duy Tân (cháu).

An Lăng được xây dựng với quy mô 6245m2 với thiết kế hình chữ nhật. Phía trước lăng có cồn Phước Quả và phía sau lăng có núi Tam Thai bảo vệ và che chắn. Công trình chính là điện Long An - tòa nhà kép được thiết kế theo phong cách cung đình Huế. Phía trước lăng là một cửa vòng được xây bằng gạch, vào bên trong là sân Bái Đình, dẫn vào sân Bái Đình là phần nhà trong gồm sập thờ và án thờ, phía cuối cùng của khu lăng là nơi an nghỉ của 3 vị vua.
Khung cảnh lăng vua Dục Đức đã làm say đắm bao nhiêu du khách với vẻ đẹp nguyên sơ và đầy hoài niệm.
GIÁ VÉ THAM QUAN CÁC LĂNG TẨM Ở HUẾ
Lăng vua Minh Mạng, lăng vua Khải Định, lăng vua Tự Đức:
- Người lớn: 150.000 đồng/khách.
- Trẻ em (7t - 12t): 30.000 đồng/khách.
Lăng vua Đồng Khánh:
- Người lớn: 100.000 đồng/khách.
- Trẻ em (7t - 12t): Miễn phí.
Lăng vua Thiệu Trị:
- Người lớn: 50.000 đồng/khách.
- Trẻ em (7t - 12 tuổi): Miễn phí.
Xem thêm: Đến Suối Tía để "chạm" vào một Đà Lạt nguyên bản
Tin liên quan
Huế trong mắt tôi là một màu xanh biếc – xanh của những hàng cây, xanh trong khuôn viên lăng tẩm, và xanh cả trong nhịp sống chậm rãi nơi đây.
Nếu bạn đang muốn thưởng thức ẩm thực Huế mà chưa biết phải “ghé chân” tại quán ăn nào thì có thể thử những quán được bạn Thanh Vân giới thiệu dưới đây!
Thêm một lần nữa trở lại Huế, tôi quyết định băng qua đèo Hải Vân thêm lần nữa, để chạm đến cây cầu đã mong chờ bấy lâu...